2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành sản xuất a Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 49)

2. 1 NHỮNG LỢI THẾ, BẤT LỢI THẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

2.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành sản xuất a Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

a - Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Cơ cấu kinh tế của nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong thập niên 1996 - 2006 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 - 2006

Năm Tổng GO (tr,đ)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản GO (tr,đ) Cơ cấu %(*) GO (tr,đ) Cơ cấu %(*) GO (tr,đ) Cơ cấu %(*) 1996 855495 640622 74,88 93430 10,92 121443 14,20 1997 892827 677054 75,83 83902 9,40 131871 14,77 1998 924198 707134 76,51 79199 8,57 137865 14,92 1999 946009 703933 74,41 87620 9,26 154456 16,33 2000 1035649 731457 70,63 108386 10,47 195806 18,91 2001 1164828 786634 67,53 105736 9,08 272458 23,39 2002 1240018 808247 65,18 101538 8,19 330233 26,63 2003 1365142 843325 61,78 108472 7,95 413345 30,28 2004 1425968 869625 60,98 110823 7,77 445520 31,24 2005 1553224 909143 58,53 110936 7,14 533145 34,33 2006 1614987 920415 56,99 116059 7,19 578513 35,82 00/96 (+/-) (**) 1,05 1,03 -4,26 1,04 -0,46 1,13 4,71 06/00 (+/-) (**) 1,08 1,04 -13,64 1,01 -3,28 1,20 16,91

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên - Huế năm 2000 - 2006 (*): Tính toán của tác giả (giá so sánh 1994). (**): Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (lần)

Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 - 2006 đã có sự chuyển dịch với tốc độ khá nhanh giữa hai ngành nông nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu nhóm ngành của ngành nông nghiệp đã giảm từ 74,88% năm 1996 còn 70,63% năm 2000 (giảm 4,26%) và 56,99% năm 2006 (giảm 13,64%), mặc dù nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 14,18% trong giai đoạn 1996 - 2000 và 25,83% vào giai đoạn 2000 - 2006.

đã tăng lên từ 14,20% năm 1996 lên 18,91% năm 2000 (tăng 4,71%) và 35,82% năm 2006 (tăng 16,91%) nhờ vào tốc độ tăng trưởng đạt được rất cao của ngành này (61,23% ở giai đoạn 1996 - 2000 và 95,45% ở giai đoạn 2000 - 2006).

Riêng đối với ngành lâm nghiệp, tỷ trọng của ngành này trong giá trị sản xuất của nhóm ngành dao động trong khoảng 7- 11%, và có xu hướng giảm nhẹ (0,44% ở giai đoạn 1996 - 2000 và 3,28% ở giai đoạn 2000 - 2006).

Động thái chuyển dịch cơ cấu trên đây, về cơ bản phù hợp với xu hướng khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Thừa Thiên - Huế. Điều đó khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh những năm gần đây coi thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên phát triển. Tuy vậy, so với tiềm năng, quy mô phát triển của ngành thủy sản còn quá nhỏ bé, cần có những chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

* Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và sự chuyển dịch của nó trong thập niên 1996 - 2006 được trình bày ở bảng dưới.

Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế ở giai đoạn 1996 - 2000 là phát triển bấp bênh, tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm. Sự phát triển bấp bênh của ngành nông nghiệp ngoài nguyên nhân khách quan do chịu ảnh hưởng nặng nề của trận lụt thế kỷ vào năm 1999, còn do sự lạc hậu về kỹ thuật sản xuất, sự yếu kém trong công tác quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi và quan điểm giải quyết vấn đề an ninh lương thực còn lúng túng. Do đó, sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng phục hồi sau thiên tai chậm.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 - 2006

Năm Tổng GO (tỷ,đ)

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ TT, chăn nuôi GO (tỷ,đ) Cơ cấu (%) (*) GO (tỷ,đ) Cơ cấu (%)(*) GO (tỷ,đ) Cơ cấu (%)(*) 1996 640,5 454,5 70,96 145,8 22,76 40,2 6,28 1997 676,9 485,5 71,73 149,4 22,07 42,0 6,20 1998 706,9 512,6 72,51 150,7 21,32 43,6 6,17 1999 703,8 490,6 69,71 163,5 23,23 49,7 7,06 2000 731,3 480,1 65,65 199,8 27,32 51,4 7,03 2001 786,4 496,6 63,15 237,2 30,16 52,6 6,69 2002 808,1 513,7 63,57 240,1 29,71 54,3 6,72 2003 843,3 547,7 64,95 240,9 28,57 54,7 6,49

2004 869,6 581,2 66,83 232,3 26,71 56,1 6,46 2005 909,1 615,6 67,72 234,6 25,81 58,9 6,48 2005 909,1 615,6 67,72 234,6 25,81 58,9 6,48 2006 920,4 621,0 67,47 245,0 26,62 54,4 5,91 00/96 (+/-)(**) 1,03 1,01 -5,31 1,08 4,56 1,06 0,75 06/00 (+/-)(**) 1,05 1,05 1,82 1,04 -0,70 1,01 -1,12

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên - Huế năm 2000 - 2006 (*): Tính toán của tác giả (giá so sánh 1994).

(**): Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (lần)

Từ các số liệu ở trên, có thể nhận thấy trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỷ trọng 70,96% (năm 1996) trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù, tỷ trọng của ngành này đã có xu hướng giảm ở thời kỳ 1996 - 2006, nhưng tốc độ giảm chậm (7,81%), vẫn còn chiếm tới 67,47% vào năm 2006. Chăn nuôi là ngành có điều kiện phát triển thuận lợi hơn nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn là 22,77% (năm 1996) có xu hướng tăng lên nhưng chỉ đạt 26,62% (năm 2006). Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, dao động trong khoảng trên dưới 7%. Rõ ràng cơ cấu đó là không phù hợp với những điều kiện sản xuất của Thừa Thiên - Huế.

Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng của Thừa Thiên - Huế, thời kỳ 1996 - 2006, hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào. Diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng cao, lên tới 82,94% (năm 1996), có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 1996 - 2000, còn 76,49% (năm 2000), nhưng lại có xu hướng tăng lên trong các năm 1998, 1999, 2000 do thực hiện chương trình mía đường, rồi giảm một cách nhanh chóng trong các năm 2001, 2002 cùng với sự phá sản của chương trình này tại Thừa Thiên - Huế. Các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có tỷ trọng diện tích gieo trồng không đáng kể.

Cơ cấu cây trồng đó là chưa phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên - Huế - một tỉnh có diện tích vùng gò đồi rất lớn và hiện có khoảng 140 ngàn ha chưa được sử dụng. Số diện tích này có thể khai thác để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su), ngắn ngày (lạc), cây ăn quả (dứa) và cây lâm nghiệp. Đó là những cây trồng cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao. Mặt khác, để chuyển dịch cơ cấu

cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần phải thay đổi quan điểm giải quyết vấn đề an ninh lương thực theo hướng đẩy mạnh sản xuất và trao đổi hàng hoá, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiến tiến để nâng cao năng suất các loại cây lương thực, chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực sang trồng các loại cây khác và nuôi trồng thuỷ sản.

Trong xu thế phát triển chung của ngành nông nghiệp, sự phát triển ngành chăn nuôi của Thừa Thiên - Huế còn bấp bênh và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn lũ thế kỷ năm 1999. Tính cho cả thời kỳ 1996 - 2006, tốc độ phát triển đàn trâu giảm 22,76%, đàn bò giảm 24,72%, đàn lợn tăng 23,57%, đàn gia cầm tăng 77,72%. Do tốc độ phát triển không đồng đều, cơ cấu ngành chăn nuôi chuyển theo hướng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn tăng nhanh, ngược lại chăn nuôi đàn gia súc (trâu, bò) giảm xuống. Xu hướng đó là phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên - Huế có nhiều diện tích ao hồ, sông ngòi, đầm phá thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt) và hình thức chăn nuôi chủ yếu là quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, xu hướng đàn bò giảm mạnh là bất hợp lý trong điều kiện Thừa Thiên - Huế là một tỉnh có diện tích núi, gò đồi rất lớn và nhu cầu của xã hội đối với loại thịt cao cấp - thịt bò đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Xu hướng đàn bò giảm mạnh có nguyên nhân từ việc chuyển hướng mục đích chăn nuôi làm sức kéo sang lấy thịt chậm, các biện pháp kỹ thuật lai, tạo, chọn giống theo hướng chăn nuôi lấy thịt còn nhiều yếu kém .

* Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh có tiềm năng lớn đối với việc phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong thời kỳ 1996 - 2006, không lớn lắm chỉ khoảng 9%.

Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp ở Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 - 2006

Năm Tổng GO (tỷ,đ) Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Dịch vụ lâm nghiệp GO (tỷ,đ) Cơ cấu (%)(*) GO (tỷ,đ) Cơ cấu (%)(*) GO (tỷ,đ) cấu (%)(*) 1996 93430 22050 23,60 67640 72,40 3740 4,00 1997 83902 21589 25,73 58264 69,44 4049 4,83 1998 79217 15447 19,50 59006 74,49 4764 6,01

1999 87619 14997 17,12 65405 74,65 7217 8,24 2000 10838 2000 10838 6 19812 18,28 75962 70,08 12612 11,64 2001 10573 6 16921 16,00 72160 68,25 16655 15,75 2002 10153 8 16729 16,48 69088 68,04 15721 15,48 2003 10274 6 16542 16,10 70102 68,23 16102 15,67 2004 10439 8 16221 15,54 70921 67,93 17256 16,53 2005 10406 5 16213 15,58 69596 66,88 18256 17,54 2006 10452 2 16523 15,81 68789 65,81 19210 18,38 00/96 (+/- )(**) 1,04 0,97 -5,32 1,03 -2,31 1,36 7,63 06/00 (+/- )(**) 0,99 0,96 -2,47 0,98 -4,27 1,09 6,74

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên - Huế năm 2000 - 2006 (*): Tính toán của tác giả (giá so sánh 1994). (**): Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (lần)

Khai thác gỗ và lâm sản là hoạt động chủ yếu, đóng góp lớn nhất vào giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm 72,40% vào năm 1996 và 65,81% năm 2006. Mặc dầu tỷ trọng giảm nhưng giá trị sản xuất của hoạt động này đang có xu hướng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động trồng và nuôi rừng mang lại những kết quả chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, cả giá trị và tỷ trọng của nó đều có xu hướng giảm trong thời gian qua. Hoạt động trồng và nuôi rừng tạo ra hơn 22.000 triệu đồng, chiếm 23,6% vào năm 1996, nhưng con số này đã giảm xuống còn 16.523 triệu đồng, chiếm 15,81% vào năm 2006.

Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp tạo ra một lượng giá trị không lớn, tuy nhiên, mức đóng góp của hoạt động này đã tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ này. Tỷ trọng giá trị của hoạt động này đã tăng lên hơn 11% (từ 4% vào năm 1996 lên

18,38% vào năm 2002).

Như vậy, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp vẫn chưa thật sự hợp lý. Hoạt động nuôi, trồng vẫn còn ở mức thấp và đang có xu hướng giảm, mặc dù Thừa Thiên - Huế có một diện tích khá lớn đất trống, đồi, trọc và đất cát ven biển đang cần phủ xanh nhanh chóng. Trong khi đó hoạt động khai thác vẫn đang tăng lên. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp tích cực từ các chính sách cũng như những nhà quản lý của khu vực để có những thay đổi tích cực, phù hợp với xu hướng vừa phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng đảm bảo cho việc duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ, chống xói mòn đất, hạn chế lũ, lụt, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

* Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản

Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản được trình bày ở bảng dưới đây. Đối với ngành thuỷ sản, hoạt động đánh bắt đang là hoạt động tạo ra phần lớn giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất của hoạt động này đang giảm dần trong những năm qua. Vào năm 1996, giá trị thuỷ sản đánh bắt chiếm gần 83% tổng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng giá trị của hoạt động này chỉ còn 40,97%.

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành thuỷ sản ở Thừa Thiên - Huế tời kỳ 1996 -2006

Năm

Tổng GO (tr,đ)

Nuôi trồng thuỷ sản Đánh bắt thuỷ sản Dịch vụ thuỷ sản GO (tr,đ) Cơ cấu (%)(*) GO (tr,đ) Cơ cấu (%)(*) GO (tr,đ) Cơ cấu (%)(*) 1996 121497 19393 15,96 100498 82,72 1606 1,32 1997 131835 18137 13,76 110005 83,44 3693 2,80 1998 137865 23102 16,76 111539 80,90 3224 2,34 1999 154456 32111 20,79 118481 76,71 3864 2,50 2000 195806 54303 27,73 134644 68,76 6859 3,50 2001 272458 127671 46,86 131462 48,25 13325 4,89 2002 330233 165043 49,98 141723 42,92 23467 7,11

2003 354456 179228 50,56 149546 42,19 25682 7,25 2004 370698 189849 51,21 152064 41,02 28785 7,77 2004 370698 189849 51,21 152064 41,02 28785 7,77 2005 396306 200153 50,50 165641 41,80 30512 7,70 2006 414562 212281 51,21 169854 40,97 32427 7,82 00/96 (+/-)(**) 1,13 1,29 11,77 1,08 -13,95 1,44 2,18 06/00 (+/-)(**) 1,13 1,26 23,47 1,04 -27,79 1,30 4,32

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên - Huế năm 2000 - 2006 (*): Tính toán của tác giả (giá so sánh 1994). (**): Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (lần)

Nuôi, trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong công việc tạo ra giá trị sản xuất của ngành và vai trò của nó đang ngày một tăng lên. Vào năm 1996, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã tạo ra 19.339 triệu đồng, chiếm gần 16% trong tổng giá trị của ngành, và con số này đã tăng lên 212.281 triệu đồng, chiếm hơn 50% tổng giá trị vào năm 2006.

Dịch vụ thuỷ sản ở Thừa Thiên - Huế còn rất kém phát triển. Vì vậy, mức đóng góp của nó đối với tổng giá trị sản xuất của toàn ngành rất nhỏ. Tỷ trọng giá trị của hoạt động này chiếm chưa đầy 5% trong hầu hết các năm, ngoại trừ năm 2006 (tỷ trọng là 7,82%).

Quá trình biến đổi tỷ trọng các tiểu ngành trong nội bộ của ngành thuỷ sản đang diễn ra với tốc độ cao. Hoạt động nuôi, trồng đã khẳng định vị thế của mình với việc khai thác tiềm năng thế mạnh nổi trội của Thừa Thiên - Huế để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong năm 5 từ 1996 - 2000 Sự biến đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của hai hoạt động nuôi, trồng và đánh bắt là tương đối lớn. Tỷ trọng của hoạt động nuôi trồng đã tăng lên 11,8% và của hoạt động đánh bắt đã giảm xuống gần 14%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự biến động tỷ trọng có tính đột biến. Chỉ qua hai năm 2001 và 2002, tỷ trọng của hoạt động nuôi trồng tăng hơn 22% và tỷ trọng của hoạt động đánh bắt giảm trên 25%. Tương ứng với hoạt động nuôi trồng, tỷ trọng hoạt động dịch vụ thuỷ sản cũng có sự tăng nhanh qua hai năm (tăng gần 4%).

Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên đây khẳng định tính đúng đắn của chính sách tăng cường đầu tư và phát triển ngành thuỷ sản trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây, nhằm khai thác đầy đủ và có hiệu quả tài nguyên thuỷ sản ở khu vực, từ đó nâng cao đóng góp của ngành theo nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng và cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung.

Từ sự phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, thời kỳ 1996 - 2006, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau đây:

- Trong cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, nông nghiệp là ngành chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 65%). Trong thời gian qua, cơ cấu của nhóm ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Tuy vậy, quy mô phát triển của hai ngành này còn hết sức nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của Thừa Thiên - Huế.

- Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu nhưng tốc độ tăng trưởng và

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 49)