Ngành công nghiệp khai thác và chế biến các loại khoáng sản công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 104)

nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng

Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng để phát triển ngành khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá granit, cát silic, than bùn, sa khoáng titan, các loại sét, cao lanh. Cần tổ chức đánh giá và xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư khai thác một cách có hiệu quả nhất. Đổi mới công nghệ khai thác và chế biến theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác hết công suất các cơ sở sản xuất xi măng trên địa bàn, lập dự án khả thi và xây dựng 2 nhà máy xi măng mới. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy xi măng Long Thọ II công suất 350.000 tấn/năm, nâng công suất nhà máy xi măng Luksvaxi lên 2 triệu tấn/năm, hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 1,4 triệu tấn/năm, xúc tiến xi măng Nam Đông.

Đầu tư khai thác và chế biến các loại nguyên vật liệu đầu vào như: cao lanh,

cát trắng, Frit… phát triển khai thác titan ở vùng biển nông ven bờ, đáp ứng nhu

cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thuỷ tinh hiện có và dự kiến hoạt động vào giai đoạn tới. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển

các loại gốm sứ kỹ thuật mới, vật liệu trang trí nội thất… đầu tư thiết bị hiện đại để

sản xuất thuỷ tinh y tế, thuỷ tinh cách điện, mở rộng chủng loại sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu thuỷ tinh, nhất là thuỷ tinh trang trí, mỹ nghệ.

Ổn định chất lượng và nâng công suất của men Frit lên 20 nghùn tấn/năm, nhà máy Zincol siêu mịn ở Phú Bài, tuyển lọc Cao lanh ở A Lưới 25 nghìn tấn/năm, khuyến khích đầu tư mới một nhà máy sản xuất sứ cách điện, công suất 3 triệu sản phẩm/năm.

Các sản phẩm vật liêu xây dựng khác như gạch tuynen, gạch men sứ, đá xây dựng, tấm lợp dân dụng cũng được đầu tư phát triển đưa sản lượng gạch tuynen từ 102 triệu viên 2005 lên 120 - 130 triệu viên năm 2010 và khoảng 200 triệu viên

năm 2020, gạch men sứ lên 1,3 triệu m2 năm 2010 và 6 triệu m2 năm 2020. Phát

huy công suất của xí nghiệp sản xuất gạch granit với công suất 1 triệu m2/năm.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 104)