1 Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 115)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3.2.4.1 Ngành nông nghiệp

Định hướng:

- Ổn định diện tích cây lương thực (chủ yếu là lúa), tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao, áp dụng khoc học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất, sản lượng đảm bảo an ninh lượng thực trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp bằng việc tiếp tục mở rộng diệc tích một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày có tiềm năng về đất đai, có cơ sở chế biến cũng như có khả năng thị trường như lạc, dứa, cao su, cà phê, tiêu, quế.

- Phát triển vùng cây ăn quả đặc sản ở Huế, Nam Đông, Phú Lộc, các loại rau thực phẩm cao cấp, hoa và cây cảnh phục vụ nhu cầu khách du lịch và tiêu dùng nội địa.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng đầu tư lai tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Từng bước phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, bán công nghiệp và công nghiệp có quy mô lớn, tập trung theo vùng nhằm gắn kết với các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, hình thành các mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá, giữa khu vực sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa người sản xuất với các trung tâm nghiên cứu giống, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và bảo vệ thực vật.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn như: giao thông, điện, mạng lưới chợ, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và các dịch vụ khác.

Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 3,5 - 4%/năm trong thời kỳ từ nay đến năm 2010.

250 nghìn tấn) vào năm 2010.

- Mở rộng diện tích một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Phấn đấu đến năm 2010 đạt diện tích lạc: 8 nghìn ha, cao su 5 nghìn ha, cà phê 3 - 4 nghìn ha, hồ tiêu 1 nghìn ha, dứa 3 nghìn ha, quế 3 nghìn ha.

- Số lượng gia súc, gia cầm đến năm 2010 đạt đàn trâu 32 nghìn con, đàn bò 33 nghìn con, đàn lợn 350 nghìn con, đàn gia cầm đạt 2 triệu con. Trên cơ sở mục tiêu định hướng đó, dự kiến một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp thời kỳ từ nay đến 2010 cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2006 - 2010 GDP năm 2005 (tỷ đồng) Tăng trƣởng bình quân (% năm) Năm 2010 GDP (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Toµn ngµnh 923,4 4,0 1123,4 100 1. Trång trät 561,7 3,5 667,1 59,4 2. Ch¨n nu«i 302,3 4,5 376,7 33,5 3. DÞch vô 59,4 5,9 79,6 7,1

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giải pháp:

Đối với ngành trồng trọt

- Cây lương thực: Từ nay đến năm 2010 ổn định diện tích trồng lúa ở mức 51 - 53 nghìn ha. Tích cực sử dụng và nhân rộng các giống lúa có năng xuất cao trên địa bàn toàn tỉnh, đi đôi với việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến để đưa năng suất bình quân lên 4,6 tấn/ha. Xây dựng các vùng lúa cao sản ở huyện Quảng Điền, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Bố trí mùa vụ hợp lý, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, làm giảm tối đa tổn thất do thiên tai.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Các cây công nghiệp ngắn ngày có điều kiện phát triển ở Thừa Thiên - Huế chủ yếu là lạc, đậu, đỗ, vừng. Vùng lạc sản xuất tập trung chủ yếu ở huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Qaủng Điền. Phấn đấu đưa diện tích lạc đạt 8 - 10 ha vào năm 2010. Chuyển dần một số diện tích trồng mía trước đây sang trồng lạc, đậu , đỗ, dưa hấu... tạo sản phẩm hàng hoá.

- Cây công nghiệp dài ngày: Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày như là cao su, hồ tiêu, cà phê.

* Phát triển cao su ở 3 vùng trọng điểm: Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông.

* Cây cà phê phát triển ở huyện vùng cao A Lưới.

* Cây hồ tiêu là cây có giá trị cao và thích hợp với vùng đất gò đồi ở các xã Bình Điền, Hương Thọ, Hương Hồ (Hương Trà), Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Lộc, Xuân Lộc (Nam Đông).

* Cây quế chủ yếu phát triển ở huyện A lưới trồng theo mô hình vườn nhà, vườn đồi, nông lâm kết hợp.

- Cây rau đậu thưc phẩm: khuyến khích chuyển đổi một số chân ruộng lúa không chủ động tưới nước, hiệu quả thấp sang trồng rau đậu thực phẩm, nhằm mở rộng diện tích trồng rau đậu thực phẩm đáp ứng nhu cầu rau xanh của các đô thị và khu công nghiệp. Hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung, rau sạch quanh thành phố Huế, ven các thị xã và thị trấn.

- Cây ăn quả: các cây ăn quả chủ yếu của Thừa Thiên - Huế là dứa, dưa hấu,

chuối, Sapuchê, hồng, cam, quýt, bưởi, thanh trà…Khuyến khích phát triển kinh tế

vườn, cả tạo vườn tạp, trồng những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Phát triển cây dứa để cung cấp nguyên liẹu cho nhà máy nước dứa cô đặc. Dự kiến diện tích dứa đạt 3,5 - 4 nghìn ha vào năm 2010.

Đối với ngành chăn nuôi

- Củng cố và tăng cường các trại giống, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, hệ thống các trại thú y, giải quyết tốt các biện pháp liên hoàn từ khâu giống, hệ thống chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc biến các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.

- Tăng cường sind hoá đàn bò, đưa tỷ lệ bò lai sind chiếm 30-35% tổng đàn. - Đàn lợn tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, kết hợp tăng số lương, tăng trọng lượng xuất chuồng, nạc hoá.

- Đàn gia cầm: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, với các giống gà vịt có năng suất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 115)