1 Kiến nghị về qQuan điểm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 96)

- Công nhân kỹ thuật có

3.1.2.1 Kiến nghị về qQuan điểm

3. 1 KIẾN NGHỊ VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHUNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

3.1.2.1 Kiến nghị về qQuan điểm

Formatted: Indent: First line: 0.5"

(1) - Tập trung khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế. Gắn liền sản xuất của Thừa Thiên - Huế với thị

trường trong nước, tranh thủ mở rộng thị trường trong nước vàquốc tế, đẩy mạnh

xuất khẩu nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực

vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững; tiếp tục đưa Thừa Thiên - Huế trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức cao của

vùng KTTĐkinh tế trọng điểm miền Trung.

(2) - Phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng phát huy lợi thế so sánh để xây dựng thành công Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, một trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam của tỉnh trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên

ngoài. Tận dụng cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại,. mở rộng các hình

thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài, kể cả các hình thức đầu tư trực tiếp , đầu tư gián tiếp, các hình thức thu hút vốn ODA, các doanh nghiệp nước ngoài; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ.

(3) - Phát huy tối đa lợi thế so sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành thành phố FESTVAL của Việt Nam, xây dựng Huế trở thành trung tâm dịch vụ y tế, giáo

dục chất lượng, trung tâm văn hóa, khoa học có chất lượng cao của khu vực miền

Trung và cả nước gắn với du lịch, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch trong

nước và khu vực.

(4) - Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại (dịch vụ - công

nghiệp - nông lâm ngư nghiệp) để phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Phát triển

nhanh các ngành kinh tế phi nông nghiệp, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức

cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn thểbộ nền kinh tế của địa

phương.

(5) - Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, gắn phát triển trước mắt với lâu dài, lấy phát triển công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trưởng, đẩy nhanh phát

triển du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và là sựtạo ra đóng góp lớn trong

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài,

gắn Thừa Thiên - Huế trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng kinh tế

trọng điểmKTTĐ miền Trung, các đô thị của vùng và các khu kinh tế, khu công

nghiệp lớn qua hành lang phát triển quốc lộ 1, để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.

(6) - Coi trọng phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là nguồn lực phát triển quan trọng của Thừa Thiên - Huế. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với thị trường sức lao động. Phát huy thế mạnh của một trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu đi đôi với việc thực hiện xã hội hóa sự nghiệp y tế, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo. Coi trọng giáo dục phổ cập để nâng cao trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là dân cư nông thôn và miền núi. Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

(7) - Coi trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo môi trường thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân để phát huy được sức mạnh tổng hợp của người dân xứ Huế vào mục tiêu nhanh chóng đưa tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành một trong những tỉnh phát triển của đất nước.

(8) - Đảm bảo phát triển bền vững về mặt xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội tới khu vực nông thôn.

(9) - Đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường, phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch. Gắn liền phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất cố đô Huế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái khi thực thi các dự án phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác truyền thống giáo dục môi trường. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

(10) - Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, đảm bảo công tác phòng

thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển. Duy trì tốt mối quan hệ với các tỉnh láng giềng thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Triển khai tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm của một địa bàn xung yếu làm tốt nhiệm vụ xây dựng phường xã, đơn vị an toàn, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia công tác bảo vệ trật tự trị an, chấp hành tốt pháp luật. Coi trọng xây dựng hậu cần tại chỗ tạo thế liên hoàn giữa các vùng, đảm bảo thế trận vững chắc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Tăng cường khả năng phòng chống thiên tai lũ lụt. Quá trình triển khai các dự án kinh tế - xã hội cần nghiên cứu các kinh nghiệm đã rút ra từ các công tác phòng chống, giải quyết hậu quả của các trân thiên tai lịch sử 1985, 1999, từ công tác quy hoạch giao thông thủy lợi, xây dựng các khu dân cư, quy hoạch hệ thống kho tàng đến việc bố trí lực lượng, phương tiện theo hướng chủ

động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại bão lụt, xâm thực, …Phát động phong trào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn dân giúp đỡ nhau tại cộng đồng theo phương châm 4 tại chỗ. Kiên trì thực hiện

các dDự án lớn về trồng rừng, quản lý thông tin đdịa lý…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 96)