3 Giải pháp về thị trƣờng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 122)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3.3.3 Giải pháp về thị trƣờng

3. 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.3.3 Giải pháp về thị trƣờng

- Khai thông thị trường, nâng cao sự cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Khai thác mọi tiềm năng

của thị trường trong nước về hàng hoá, lao động, dịch vụ, bất động sản, vốn… bãi

bỏ các thủ tục gây phiền hà làm cho thị trường ách tắc, hàng hoá không lưu thông. Ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng.

Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương về bổ sung hạn ngạch xuất khẩu, vận dụng tối đa các chính sách đối với xuất nhập khẩu.

- Ra sức cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường xuất khẩu cũ là EU, Nhật Bản, ASEAN, tăng cường vào thị trường Mỹ, quan tâm đúng mức ngoại thương với Lào.

- Trước tiên, các doanh nghiệp phải coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh và thay thế được hàng nhập khẩu, phải thắng ngay trên “sân nhà” khi hội nhập.

Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có

sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động và có lộ trình hợp lý khi hội nhập khu vực và quốc tế.

Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác, tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động hoặc khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư .

Tích cực phát triển thị trường nội tỉnh và trong nước, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở vùng nông thôn, như các tín dụng xây nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật, hàng tiêu dùng.

Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm. Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu).

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trường xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện nay Trung ương đang nỗ lực trong công tác ngoại giao nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại với các nước tạo, tạo sự ổn định trong xuất khẩu hàng hoá cũng như cung cấp nguyên liệu, thu thập và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ngoại giao của Nhà nước chỉ tạo môi trường, điều kiện cho doanh nghiệp giao thương với khách hàng nước ngoài, còn lại là sự nỗ lực của từng bản thân các doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp, cụ thể như:

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường; cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tham tán kinh tế, sứ quán nước ta ở nước ngoài trong việc giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và các đối tác nước ngoài. Hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến

mậu dịch. Thành lập văn phòng đại diện của tỉnh tại các thành phố, các địa bàn kinh tế trọng điểm trong nước và một số nước có quan hệ ngoại thương với các doanhnghiệp trong tỉnh để nghiên cứu, thăm dò và thông tin kịp thời về thị trường và làm đầu mối giao dịch.

Bản thân từng doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong việc ngoại giao tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển riêng để tồn tại và phát triển do mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi kinh tế của ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; trong đó xác định chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp khi hội nhập.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp: tham gia các hội chợ, triền lãm trong nước và quốc tế, trưng bầy giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, thực hiện tốt chế độ hậu mãi.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 122)