THỊ TRƯỜNG TP.NHA TRANG
2.3.1.3. Môi trường chính trị pháp luật Môi trường chính trị
Môi trường chính trị
Mặc dù bên ngoài đang có nhiều biết động chính trị bất thường như vấn đề Ukraine, những cuộc khủng bố lớn trên thế giới,…nhưng VN vẫn được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định, không có xung đột tôn giáo, sắc tộc trong nước. Nhận định này rất có lợi cho sự phát triển của VN. Trong thời gian vừa qua, VN đã chứng tỏ với bạn bè trên thế giới thấy VN là điểm đến, địa điểm du lịch an toàn. Bên cạnh đó, VN chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, từ đó thị trường hàng hóa ngày càng phong phú, khách hàng ngày càng đa dạng.
Trong thời gian qua, chiến tranh và các cuộc khủng bố xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới gây ra những biến động về giá cả ảnh đưởng đến tâm lý tiêu dùng. Bất đồng chính trị giữa các nước, đặc biệt gần đây xảy ra tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina,.. gây nên tình trạng bất ổn định, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế thế giới
Môi trường pháp luật
Pháp luật VN hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, xu hướng ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, khi VN là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN sẽ không ngừng tăng lên do các doanh nhân nước ngoài đến đầu tư tại VN.
Những năm qua, sự ổn định về chính trị tại Việt Nam được xem là một trong nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong khi tình hình kinh tế có nhiều biến động. Hơn nữa, chính phủ đã có nhiều chính sách, văn bản tạo điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao tính cạnh tranh của tất cả các ngành/nghề sản xuất- kinh doanh –
thương mại – dịch vụ; ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ. Trước hết, luật HTX ra đời năm 1996 giúp cho các HTX (trong đó tiền thân của Saigon Co.op ngày nay) họat động hữu hiệu hơn so với trước đây (chỉ có chức năng phân phối hàng hóa). Quyết định 258 của UBND TP.HCM thành lập Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM với tên giao dịch là Saigon Union of Trading Co.operative (Saigon Co.op), đồng thời là đơn vị đầu tiên của Bộ Thương Mại cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp giúp cho Saigon Co.op chủ động và linh hoạt trong kinh doanh đồng thời thuận lợi vận động phong trào HTX trong nước.
Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định về tiêu chuẩn siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa và dịch vụ tại các nơi này; phương thức quản lý hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại; việc tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm,.. đều được quy định rõ ràng, đưa ngành bán lẻ vào hoạt động theo trật tự và có tổ chức. Ngoài ra, còn có các quy hoạch và đề án đã được phê duyệt, ban hành có sức ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ:
Bộ Công Thương với đề án “Kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa, mở rộng khai thác thị trường nội địa”. Theo đề án này, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường nội địa, tổ chức một số hội chợ chuyên đề, hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp và hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ năng bán hàng tại nông thôn.
Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đến năm 2020 của Sở Công Thương Khánh Hòa: xây dựng, nâng cấp nhiều trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn. Cụ thể, xây dựng trung tâm thương mại tại khu đô thị mới Nam Sông Cái, siêu thị tại thị trấn Diên Khánh,...
Đề án phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
Nhưng hiện nay vẫn chư có quy định chuẩn đối với cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện ích (chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt động bán lẻ), đồng thời một số được tiếp tục hoạt động sau quy hoạch vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, cần có văn bản cụ thể quy định những vấn đề này.
Ngoài ra, theo Bộ Thương mại, hệ thống bán lẻ Việt Nam hiện phát triển nhưng thiếu ổn định và chưa bền vững. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có quy mô nhỏ và tăng trưởng chưa cao; thiếu những doanh nghiệp lớn có phương pháp quản trị tiên tiến. Trong khi đó, Việt Nam đã phải mở cửa cho nhiều tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài vào kinh doanh. Trước một viễn cảnh cạnh tranh không cân sức với nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia cho rằng, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn có thể lớn mạnh nếu Nhà nước có chính sách tốt.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa – Tổng giám đốc Saigon Co.op, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức rõ về ngành bán lẻ và ra sức đầu tư nhưng thực sự vẫn còn nhiều trở ngại. Về chủ quan doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nhân lực quản lý; trong khi đó vẫn còn nhiều vướng mắc do cơ chế chính sách chưa đầy đủ, thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và yếu nhưng thiếu vốn không lo bằng thiếu các chính sách hợp lý.
Hệ thống thuế của VN đang được cố gắng hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong nền kinh tế. Những vụ buôn lậu, trốn thuế,.. đang được VN tăng cường nỗ lực giải quyết. Điều này tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp.
VN đã quan tâm nhiều hơn đến những vụ tranh chấp thương mại quốc tế và đang cố gắng hoàn thiện hơn cơ quan hòa giải kinh tế, điều này giúp doanh nghiệp tự tin khi kinh doanh.
Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng hệ thống pháp luật VN vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều chỗ thiếu xót. VN vẫn còn độc quyền một số ngành như bưu chính viễn thông, truyền hình, hàng không, điện, nước. Điều này góp phần tăng chí phí đầu vào, tăng chi phí dịch vụ của các doanh nghiệp.
Hệ thống thuế tuy cũng đang được chỉnh sửa cho hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Các mặt hàng ngoại nhập giá còn rất cao vì sự bảo hộ trong nước chưa thật sự có sự công bằng với các mặt hàng nhập khẩu, điều này phải thay đổi khi VN gia nhập WTO. Tệ quan liêu vẫn đang còn tồn tại, thủ tục hành chính
tuy đã cố gắng cải thiện nhưng vẫn còn phiền hà, rắc rối gây khó khăn cho các doanh nghiệp.