Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart nha trang trên thị trường tp.nha trang (Trang 50)

THỊ TRƯỜNG TP.NHA TRANG

2.3.1.2. Môi trường kinh tế

Sau bảy năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bán lẻ VN phát triển với tốc độ khá nhanh so với các khu vực khác, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, VN luôn được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ VN liên tục phát triển không ngừng gia tăng về quy mô cũng như chất lượng của hệ thống phân phối bán lẻ: gia tăng số lượng các điểm bán lẻ; gia tăng tỷ trọng các hình thức bán lẻ hiện đại bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện. Một vài doanh nghiệp bán lẻ điển hình về quy mô phát triển như: hệ thống siêu thị Co.opmart với 69 siêu thị (12/2013), hệ thống siêu thị BigC với 26 siêu thị (12/2013) trên toàn quốc,…

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ của VN tăng đều trong giai đoạn 2010 – 2013. Với năm 2010 tổng mức bán lẻ đạt 1.561,6 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2013 tổng mức bán lẻ đạt gần 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010, tăng 12% so với năm 2012.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thống kê của Vietnam Report từ bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2013 cho thấy ngành bán lẻ đứng vị trí thứ 6 về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).

Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) dự báo năm 2014 doanh số bán lẻ tại VN có thể tăng 23%/năm. Năm 2012, mặc dù thị trường bán lẻ VN tụt xuống vị trí thứ 32 trong chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI). Trước đó, năm 2011, VN đứng vị thứ 23, tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn nhận định thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội. Thị trường bán lẻ VN có tiềm năng phát triển lâu dài bởi với 90 triệu dân, đa số là tầng lớp trẻ, tỷ lệ đô thị mới chỉ ở mức khoảng 30% và dự báo tăng lên 50% vào đầu những năm 2040. Ước tính, doanh số bán lẻ bình quân tăng khoảng 8,5%/năm. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, hiệu quả kinh tế cũng sẽ không ngừng tăng lên.

Khách du lịch đến VN ngày càng tăng, VN trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch quốc tế. Theo Tổng cục thống kê, sơ bộ năm 2011 lượng khách quốc tế đến VN gần 6,1 triệu lượt tăng 16% so với năm 2010. Lượng khách tăng khiến các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thì mới có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 8,3% so với năm 2012; trong đó tốc độ tăng trưởng: công nghiệp – xây dựng tăng 5,15%, dịch vụ - du lịch 13,26% và nông – lâm – thủy sản tăng 1,34%. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt tăng 13% so với năm 2012. Ngoài ra, ngành du lịch tiếp tục phát triển với doanh thu du lịch năm 2013 ước đạt 3.342 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2012, lượt khách lưu trú ước đạt 3,033 triệu lượt tăng 30,8% so với năm 2012. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của siêu thị.

Bên cạnh đó còn có những khó khăn, Ttrong thời gian gần đây, lạm phát biến động bất ổn làm cho giá các loại hàng hóa tăng nhất là giá lương thực, thực phẩm gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng. Các lộ trình gia nhập WTO đang dần được thực hiện như cam kết, khi đó dòng vốn đầu tư trực tiếp vào VN sẽ tăng mạnh, các

doanh nghiệp có vốn đầu tư ngày càng nhiều gây nhiều áp lực cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Buôn lậu, đặc biệt từ Trung Quốc vào VN vẫn cứ gia tăng mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh, làm cho các doanh nghiệp nhập hàng từ nguồn chính thống phải cạnh tranh về giá cả về những loại hàng hóa này.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart nha trang trên thị trường tp.nha trang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w