VIII Cơ cấu vốn
c. Hiệu quả mang lạ
3.1.2. Nhóm giải pháp duy trì lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.opmart Nha Trang
Trang
Giải pháp 3: Duy trì mức giá cạnh tranh a. Cơ sở đưa ra giải pháp
Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh được phân tích ở chương 2, siêu thị Co.opmart Nha Trang được khách hàng đánh giá cao về khả năng cạnh tranh về giá so với đối thủ cạnh tranh. Giá là một yếu tố mà đa số các khách hàng và tất cả các doanh nghiệp điều phải quan tâm. Giá sẽ kích thích khách hàng mua hàng hay không? Mua bao nhiêu? Mua tại đâu?,.. Giá là một yếu tố rất quan trọng, là một công cụ hữu ích trong việc thu hút khách hàng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của siêu thị. Vì vậy, siêu thị cần phải duy trì lợi thế này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
b. Nội dung của giải pháp
Siêu thị cần tiếp tục duy trì lợi thế về giá này bằng cách sử dụng nguồn lao động tại địa phương, đăc biệt là những lao động phổ thông làm việc trong bộ phận không cần chuyên môn cao; phân bố “đúng người, đúng việc”; lựa chọn nhà cung ứng chất lượng đảm bảo, giá hạ; tăng cường kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, thiết bị tránh xảy ra thất thoát nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, để giữ chân nhà cung ứng, siêu thị cần tạo mối quan hệ thân thiết, có chính sách ưu đãi hợp lý. Siêu thị cũng cần phải thường xuyên, điều tra khảo sán giá bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh so với siêu thị mình nhằm đưa ra một mức giá hợp lý.
của siêu thị.
Giải pháp 4: Duy trì khả năng đảm bảo nguồn hàng a. Cơ sở đưa ra giải pháp
Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy, khả năng đảm bảo nguồn hàng của siêu thị Co.opmat Nha Trang tương đương với siêu thị Maximark Nha Trang. Sự biến động của thị trường kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị bán lẻ của siêu thị. Do đó, việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích, dự đoán những thay đổi, xu hướng của thị trường là rất cần thiết. những thông tin thu được từ việc nghiên cứu thị trường tạo ra cơ sở để siêu thị xây dựng kế hoạch mua hàng và tìm được nhà cung ứng thích hợp và làm cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có hiệu quả. Việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích thông tin cần thực hiện bao gồm cả các nhà cung ứng hiện tại và tiềm năng của siêu thị. Siêu thị không muốn bị tụt lùi phía sau trong cuộc chiến cạnh tranh thì cần phải duy trì khả năng đảm bảo nguồn hàng.
b. Nội dung của giải pháp
Siêu thị cần có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung ứng, chủ động xây dựng phương án liên kết và ký hợp đồng với nhà cung ứng đảm bảo ổn định về mặt số lượng và chất lượng của hàng hóa. Trên cơ sở đó, thúc đẩy mở rộng các nguồn cung ứng khác với chính sách ưu đãi đồng thời tạo sự thân thiết, chặt chẽ với nhà cung ứng. Để củng cố sự liên kết này, siêu thị cần phải:
- Chủ động tìm, liên kết và ký hợp đồng với nhà cung ứng.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung ứng trên các lĩnh vực. Đồng thời, siêu thị cần chú trọng thu thập thông tin cề các nhà cung ứng mới trên thị trường. Từ đó, lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp, quan hệ lâu dài và tạo được nguồn hàng ổn định.
c. Hiệu quả mang lại
- Đảm bảo được nguồn hàng về chất lượng, số lượng cũng như thời gian và giá cả hợp lý góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường.
- Siêu thị cũng sẽ lựa chọn được các nhà cung ứng phù hợp, đáng tin cậy và tăng mối quan hệ trong kinh doanh.
- Tăng uy tín cho siêu thị, giúp khách hàng có thêm niềm tin, tin tưởng vào siêu thị, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho siêu thị.
3.1.3. Nhóm giải pháp hạn chế những bất lợi trong cạnh tranh cho siêu thị Co.opmart Nha Trang