Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart nha trang trên thị trường tp.nha trang (Trang 61)

THỊ TRƯỜNG TP.NHA TRANG

2.3.2.4. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Mặc dù với xu hướng thương mại hiện đại, việc mua sắm tại siêu thị ngày càng tăng kên. Tuy vậy, tại Việt Nam, hàng bán lẻ qua siêu thị mới chiếm 20% so với 40% qua hệ thống chợ và khoảng 40% qua các cửa hàng truyền thống.

Điều này là do một số yếu tố khách quan tác động cũng như tập quán nên “chợ truyền thống” và siêu thị vẫn luôn có xu hướng thay thế lẫn nhau. Ví dụ, khi có lạm

phát, đa phần các bà nội trợ sẽ tự chọn đi chợ vì có thể mặc cả, giảm gía so với gía cứng nhắc tại siêu thị. Thực phẩm tươi sống và đa dạng cũng là một lợi thế mạnh của chợ truyền thống. Các bà nội trợ rất thích mua đồ ăn tươi tại chợ khi họ thu xếp được thời gian. Ngoài ra, một lượng khách hàng giàu có và khó tính sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua những loại thực phẩm ngon, những món đặc sản được lựa chọn kỹ càng, đều là hàng mới dỡ ra trong ngày, không trữ lạnh để bán tiếp như siêu thị.

Tuy vậy, việc mua sắm tại siêu thị thì mang phong cách hiện đại hơn; bạn có thể mua nhiều thứ cùng lúc nên tiết kiệm thời gian là điều phụ nữ ngày nay cần, an tâm về chất lượng sản phẩm, mua sắm tại nơi sạch sẽ - mát mẻ - không chen lấn, có chỗ thuận tiện gửi xe, gửi đồ trong lúc mua sắm, có khu vực rút tiền từ máy ATM và không phải lo đến việc trả giá, được giao hàng tận nhà và gói quà miễn phí,... đặc biệt, tình trạng ô nhiễm ở các chợ hiện nay là điều gây nhiều bức xúc, cùng với vấn đề vệ sinh thì cơ sở hạ tầng ở các chợ và các cửa hàng truyền thống ngày càng xuống cấp không được đầu tư cũng gây nhiều bất lợi, tỷ lệ thị phần ngày càng giảm sút .

Ngoài ra, hiện nay xuất hiện khá nhiều các chuỗi cửa hàng tiện ích G7 Mart, Shop & Go,.. và một số tiệm tạp hóa – cửa hàng bách hàng thực phẩm của tiểu thương cũng nâng cấp thành cửa hàng tiện ích, đồng thời chia sẻ thị phần bán lẻ. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Phó tổng Giám đốc Saigon Co.op nhìn nhận: “Dù đã có hàng trăm cửa hàng tiện ích, nhưng mô hình này chưa phù hợp với thị trường Việt Nam lắm”. Theo bà Hoa, cửa hàng tiện ích bị cạnh tranh bởi giá cả và sự đa dạng của hàng hóa (so với siêu thị); bởi sự thân thuộc trong dịch vụ bán hàng (so với các tiệm tạp hóa, sạp chợ,..). dù vậy, việc phát triển của cc1 chuỗi cửa hàng tiện ích trong hai năm trở lại đây là đón đầu nhu cầu ở tương lai. “Khi mức độ đô thị hóa ngày càng cao, các cửa hàng tiện ích sẽ là đất sống của các nhà bán lẻ”, bà Hoa nói. Saigon Co.op đã cho ra đời chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi – Co.op Food. Và tính tới thời điểm này đã có tổng cộng hơn 69 cửa hàng được hoạt động. Co.opmart đã thấu hiểu thị hiếu người tiêu dùng, họ lo lắng và bối rối chọn nôi cung cấp thực phẩm uy tín vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình, vừa dễ

dàng, nhanh gọn và tiện lợi, trong khi hệ thống chợ, siêu thị và các kênh bán lẻ hiện có chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu này.

Tuy nhiên như đã nói trên thì người tiêu dùng vẫn quen mua sắm tại các chợ truyền thống hơn là siêu thị và các loại cửa hàng hiện đại và đối tượng của loại hình bán hàng truyền thống này đa phần là những người có thu nhập trung bình trở xuống đã quen với lối sống và mua hàng cũ.

Thực tế cho thấy, dẫu sức mua chung của thị trường đang suy giảm, nhưng các kênh bán lẻ lên tục tăng doanh thu, và đối tượng chủ yếu của nó là những người có thu nhập trung bình trở lên, đời sống hiện đại và họ không có nhiều thời gian dành cho việc nội trợ. Nhu cầu tiết kiệm thời gian cho công việc nội trợ đang đẩy người tiêu dùng đến cửa hàng tiện ích nhiều hơn. Theo kết quả đo lường Chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) và khảo sát Thói quen mua thực phẩm của các hộ dân trong bán kính phục vụ của cửa hàng Co.op Food đầu tiên do Saigon Co.op thực hiện tháng 05/2009, Co.op Food đang thay dổi thói quen mua thực phẩm hằng ngày của người nội trợ, có hơn 80% hộ dân chọn Co.op Food là nơi mua thực phẩm cho bữa ăn sáng hằng ngày với tần suất 20 – 21 lần/ tháng. Hơn 90% khách hàng nữ đồng ý rằng Co.op Food đã làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn vì đã giúp tiết kiệm thời gian và giảm sức cho việc nội trợ một cách đến kể. Cho đến nay, Saigon Co.op có hơn 62 cửa hàng Co.op Food trên toàn quốc.

Trong các kênh bán lẻ truyền thống, tiệm tạp hóa đang duy trì và tăng trưởng khá ở mức 9%, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh ở mức 74% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay tại thị trường bán lẻ VN, các thương hiệu cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini như Circle K, Shop&Go, B-mart, FamilyMart,… đã xuất hiện và phát triển với tốc độ khá chóng mặt như: SatraFood hơn 20 cửa hàng, Vissan có hơn 100 cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm đa dạng cửa hàng tiện lợi, Shop&Go dự kiến đến tháng 11/2013 sẽ đạt 100 cửa hàng trên cả nước, FamilyMart sẽ mở thêm 50 cửa hàng trong năm 2014 và đến năm 2015 đạt 200 – 300 cửa hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart nha trang trên thị trường tp.nha trang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w