Tình hình áp dụng IPM và tiến bộ kỹ thuật trên xoài

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 55)

Một cách tổng quát tình hình áp dụng IPM và các tiến bộ kỹ thuật khác trên cây xoài chưa nhiều vì đa số chỉ trồng xoài Thanh Ca giá đầu ra thấp nên nông hộ chưa quan tâm đến.

Từ kết quả của PRA tại 6 xã với 120 hộ trồng xoài ở Bảng 4.8 ta thấy: - Phần lớn nông dân tham dự cho rằng thu nhập từ xoài không phải là chính. Ở một số hộ giàu, có đất vườn xoài nhiều nói rằng thu nhập từ xoài là đáng kể. Do vậy, họ mua thêm đất để phát triển cây xoài.

- Chấp nhận trồng giống xoài Thanh Ca là giống thích hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của vùng, do đó nó trở thành tập quán và hy vọng giá cả sẽđược cải thiện. Vấn đề còn lại là làm sao cho năng suất, sản lượng trái cao để bù vào thu nhập. - Nhận thức về thiên địch và sâu bệnh hại trên cây xoài còn thấp nên việc áp dụng thuốc phòng trị chưa hợp lý. Tuy nhiên, đa sốđã biết lợi ích của kiến vàng giúp cho vườn sung túc, ít sâu bệnh, cho trái đẹp và trái ngọt song gây khó khăn cho việc leo trèo để phun thuốc, thu hoạch trái.

- Hầu như mọi người chưa hiểu biết về khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài cho nên họ cứ để cho vườn tự nhiên không cắt tỉa (vì cây quá cao) và cũng không vệ sinh vườn. Điều họ có thể làm là tới mùa thì phun thuốc ra hoa mùa thuận với hy vọng sẽ thu trái nhiều hơn.

- Hầu hết các loại sâu bệnh gây hại trên xoài ởđồng bằng đều có tại vùng nầy nhưng quan trọng nhất vẫn là rầy bông xoài, bọ trĩ, bệnh thán thư trên bông, lá và bệnh khô đọt xoài. Để phòng trị bệnh họ nhờ vào các cửa hàng nông dược giới thiệu thuốc xịt thử. Hai loại dịch hại quan trọng nhất là: thán thư trị bằng Appencarb, Antracol; bọ trĩ bằng Confidor. Đặc biệt ởđây bà con nông dân không sử dụng thuốc diệt cỏ.

- Nguồn tiếp cận thông tin cho kỹ thuật trồng xoài qua nghe đài, xem báo, qua lớp tập huấn của công ty BVTV An Giang, theo kinh nghiệm của bà con khác. Đặc biệt nông dân rất tin vào các thương lái mua xoài lá từĐồng Tháp vì số thương lái nầy có kinh nghiệm trồng và xử lý ra hoa xoài ở quê nhà.

- Có rất ít hộ quan tâm đến vấn đề bón phân cho xoài nhưng đối với hộ có bón thì họ thường bón bình quân cho cây 10 tuổi 2 kg/cây (Urea, NPK) chia làm 2 lần. Lần 1: tháng 4, 5 đầu mùa mưa. Lần 2: tháng 7, 8. Bón quanh tán (cách gốc 2 – 3 m), đào rãnh sâu 1 – 2 tấc. hoặc đào lỗ: 4 lỗ ở 4 gốc, sâu 2 tấc. Ngoài ra, họ còn bón phân bò ủ hoai từ nguồn phân bò rất nhiều sẵn có.

- Nông dân thường bán xoài lá cho thương lái với nhiều dạng như: mua vườn 3 – 5 năm, mua 1 năm hoặc mua lúc gần tới mùa ra hoa. Nông dân cũng biết được rằng cái lợi là có tiền mặt nhưng hại thì nhiều như: bị xịt ép nhiều lần, không bón phân (khoảng 3 năm cây chết); một số cưa da cây, đập dập gốc cây cộng với xử lý hoá chất làm cây suy.

Bảng 4.8: Các yếu tố có liên quan đến áp dụng IPM và kỹ thuật mới của hộ

trồng xoài

Vấn Đề Ý Kiến Nông Hộ

1. Xoài có phải thu nhập chính không?

Không sống chủ yếu dựa vào xoài vì thu nhập rất bấp bênh. Một số hộ làm giàu vì biết kỹ thuật, trúng giá, mua thêm vườn.

2. Hiện trạng canh tác xoài

Chấp nhận không muốn thay đổi vì: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, thích hợp với Thanh ca năng suất cao, hy vọng giá cao, có tập quán.

3. Giống xoài Thanh ca phổ biến. Xoài Bưởi: dễ cho trái, nhưng phẩm chất kém. Cát Hoà Lộc: khó cho trái, phẩm chất ngon, số lượng ít nên khó bán (bị ép giá), khó khăn về xử lý ra hoa. Xoài Tứ quý (đã trồng thử): trái to, cơm dày, phẩm chất không bằng Hoà Lộc nên chưa đầu tư nhiều.

4.Quản lý dịch hại (IPM), cắt tỉa và vệ sinh vườn

IPM chưa thực hiện vì vườn tạp nhiều, nông dân chưa biết nhiều về IPM trên cây xoài. Chưa chú ý vì cây quá cao, khó cắt tỉa và vì chưa hiểu lợi ích của việc cắt tỉa sẽ cho tỉ lệ bông, đậu trái nhiều, góp phần vệ sinh vườn và tạo thông thoáng ít sâu bệnh.

5. Nhận thức về thiên địch và kiến vàng

Không biết gì về thiên địch nhưng có biết khá về kiến vàng. Kiến vàng gây khó khăn cho việc leo trèo để phun thuốc, thu hoạch trái nhưng giúp cho vườn sung túc, ít sâu bệnh, cho trái đẹp và trái ngọt.

6. Loại sâu bệnh,

thuốc phòng trị RuRầy bông xoài, Bồi đục trái, Sâu cọ trắt lá. Bĩ (bông), Nhệnh: Thán thện Đỏư, R, khô ệp Sáp (trái), Sâu đọt. Hai loại quan trđục trái, ọng nhất là Thán thư trị bằng Appencarb, Antracol. Bọ trĩ bằng Confidor. Không sử dụng thuốc diệt cỏ

7. Nguồn thông tin

thuốc BVTV thNghe ương lái mua xoài tđài, báo, qua lớừp tĐồậng Tháp. p huấn, theo kinh nghiệm của bà con khác, 8. Phân hoá học và

phân hữu cơ

Có ít hộ quan tâm. Cách bón: Bón quanh tán (cách gốc 2 – 3 m) đào rãnh sâu 1 – 2 tấc. Hoặc đào lỗ: 4 lỗở 4 gốc, sâu 2 tấc. Liều lượng: Cây 10 tuổi: 2 kg/cây, chia làm 2 lần. Lần 1: tháng 4, 5 đầu mùa mưa. Lần 2: tháng 7, 8. Loại phân: Urea, NPK. Phân bò ủ hoai.

9. Thời tiết ảnh hưởng đến ra hoa xoài

Ra hoa gặp mưa thì không đậu trái. Trời không mưa, không gió, cây có nhựa, sương muối ít ảnh hưởng. Thời tiết lạnh ra hoa sớm, nhiều, bông dài nhưng không đậu trái nhiều. Năm trúng năm thất vì không cung cấp đủ phân bón sau khi xoài trúng mùa.

10. Địa chỉ buôn

bán Do thđã có vươường lái chuyên nghin mua thêm. ệp mua xoài lá (khi trái còn non); nông dân 11. Lợi và hại của

việc bán xoài lá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua vườn 3 – 5 năm, mua 1 năm hoặc mua lúc xịt hoa. Lỗ khi mua xoài lá do: sâu bệnh, thời tiết, giá cả thấp, tay nghề còn yếu. Lợi: Có tiền mặt; Hại: Xịt ép nhiều lần, không bón phân (khoảng 3 năm cây chết); một số cưa da cây, đập dập gốc cây + xử lý làm cây suy.

12. Năng suất 20 năm tuổi: 150 – 400 kg/ cây 13. Nguyên nhân

và hậu quả thất mùa

Không nắm vững kỹ thuật, sâu bệnh nhiều, không thuốc dưỡng, thiếu phân bón, chăm sóc, thiếu nước, thời tiết không thuận lợi (không đậu trái). Tư thương bỏ xứ nhưng hộ không ảnh hưởng nhiều (do không quá chú tâm vào xoài).

14. Xử lý ra hoa và

hiệu quả xử lý Phophe (- Cũng có ngđược hười ướđã làm, xng dẫn tửừ lý thu nhịp cốầc vào tháng 8, 9, 10. Thu nhà nông), Dola, KNO3. Xường dùng ử lý với Phophe tháng 8: 90% số cây trong vườn, 100% số hoa trên cây. Tháng 9: 90% số cây trong vườn, 50% số hoa trên cây. Ít xử lý trái vụ vì sợ không có thương lái mua.

- Đa số nông dân đã nhận thức được nguyên nhân thất bại của việc trồng xoài là do không nắm vững kỹ thuật canh, sâu bệnh nhiều, không thuốc dưỡng, thiếu phân bón, thiếu chăm sóc, thiếu nước, thời tiết không thuận lợi (không đậu trái). Ngoài ra, từ việc mua xoài lá nhưng thiếu kinh nghiệm mà nhiều người bỏ xứ, hộ trồng xoài không ảnh hưởng nhiều (do không quá chú tâm vào xoài).

Tóm lại, ngành trồng xoài ở vùng nghiên cứu còn kém phát triển vì đa số hộ nông dân có tập quá canh tác xoài Thanh Ca lâu đời và kỹ thuật mới về xử lý ra hoa xoài còn hạn chế so với các vùng khác của ĐBSCL thì còn rất lạc hậu.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 55)