Diễn biến lịch sử cây trồng, vật nuôi ở6 điểm thuộc 2 huyện Tri Tôn và

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 44)

Tịnh Biên

Các diễn biến cơ cấu cây trồng được trình bày theo Bảng 4.1 cho thấy có sự thay đổi cây trồng theo thời gian phụ thuộc vào giá bán và lợi nhuận người nông dân thu về. Nhìn chung, do 6 xã điểm nằm theo thếđất vừa có núi vừa có đất bằng trong vùng nghiên cứu nên có nhiều tương đồng nhau trong diễn biến lịch sử cây trồng.

Theo Bảng 4.1 có những mốc thời gian đáng chú ý như sau:

- Trước năm 1945 toàn vùng chỉ trồng lúa mùa năng suất rất thấp chỉđạt từ 1 – 2 T/ha như Nàng Tây Đùm, Nàng Nhen, Nàng Môn, Ba Sào.

- Năm 1962 – 1963 theo chủ trương của chính quyền củđưa dân di cư vào lập khu trù mật khai phá đất núi trồng xoài, khoai mì, đậu phộng, khoai ngọt, bắt heo rừng.

- Năm 1970 bắt đầu trồng lúa 2 vụ nhờ vào các giống cải thiện như IR8 có nguồn gốc từ IRRI, năng suất cao đạt 4 T/ha.

- Năm 1975 đã phát triển giống lúa IR8 trên 2 huyện thuộc vùng nghiên cứu. - Năm 1985 hầu hết vùng đã chuyển sang lúa 2 vụ dùng các giống phổ biến như IR50404 và IR64B (TGST: 3,5 tháng).

- Năm 1996 – 2000 trồng 2 vụ lúa là chủ yếu. Nuôi dê, nuôi bò lai Sind nhưng không thích hợp khí hậu và thiếu cỏ nên không phát triển, dê, nai do vốn lớn cũng không phát triển được nên dần dần bị thu hẹp lại. Phát động trồng rừng và làm vườn (chủ yếu là xoài). Trồng rừng phòng hộ.

Bảng 4.1: Các sự kiện lịch sử cây trồng, vật nuôi tại 6 điểm thuộc Tri Tôn và Tịnh Biên

Năm Lch s cây trng/ vt nuôi

Huyn Tri Tôn

Trước 1945 Trồng lúa mùa (Nàng Tây Đùm, Nàng Nhen, Môn, Ba Sào…), dưa, xoài thanh ca, dừa, đào lộn hột, tầm vông, đậu, hoa màu, bò, heo.

1951- 1968

Chủ yếu lúa mùa như: Nàng Nhen (4,5 tháng), Caysala và Soknhap (3,5 tháng), Sothum (6 tháng), Neangsal và Neangcon (6 tháng), bắp,

đậu xanh, đậu phộng, xoài Thanh ca, tre, tầm vông, mãng cầu ta, dừa, khoai mì, dưa hấu, bầu, bí. Nuôi bò, heo, gà, vịt, chiến tranh nên một số nơi đất bỏ hoang.

1970 Bắt đầu trồng lúa 2 vụ

1975 - 1978 Tiphếộp tng phát triục trồng lúa mùa, dển nhiều, ngầưn chuyng trồểng dn sang trưa hấồu. ng lúa 2 vụ, đậu xanh, đậu 1980 - 1985 Trồng cây rừng (thao lao, bạch đàn…), lúa thần nông, khoai mì, bí rợ. 1985 - 1986

Bỏ lúa mùa chuyển sang trồng lúa 2 vụ: C4, Đà Lan (4 tháng), IR50404 và IR64B (3,5 tháng), đậu xanh, dưa leo, xoài cát hoà lộc, dó bầu.

1988 - 1991 Lúa 2 vvàng ụ: giống IR50404 và IR64B, nuôi cá. Trồng keo lai, tràm bông 1997 - 2000

Hai vụ lúa chủ yếu. Xoài cát Hoà Lộc, xoài Bưởi, lúa bị dịch rầy nâu. Tiếp tục trồng lúa 2 vụ, nuôi nai ở một số hộ do vốn lớn không phát triển được, dê. Nuôi bò lai Sind.

2001 - 2005 Cá sấu. Các giống lúa IR50404 và IR64B được trồng phổ biến hơn 2006 - 2009

Tầm vông chiếm đa số. Trăn. Sử dụng giống mới OM 6073 và giống lúa Năm Ngâu. Khuyến khích trồng đậu xanh, đậu nành, dưa hấu, mè

đen.

Huyn Tnh Biên

Trước 1945 Trên núi: dầu, sao, giáng hương, dó bầu, sến, thao lao, căm xe. Dưới núi: thốt nốt, xoài, dừa, lúa mùa trên (giống Pka Aluốc, Nàng Nhen, Trắng Phước, Sosacom, Nàng Ngoi), lúa 1 vụ, nuôi bò.

1945- 1960 Xoài thanh ca, nuôi bò 2 – 4 con/ hộ (chủ yếu để cày). Đậu xanh, Bí

đao, Bí rợ, Bắp, Củ sắn, Khoai lang. Cây gòn (của Pháp trồng).

1962 -1963 Dân di cư khai phá trồng xoài, khoai mì, đậu phộng, khoai ngọt, bắt heo rừng.

1968-1974 Bí rợ, bí đao, chuối lá xiêm, củ sắn, mãng cầu ta, lúa IR8

sổ phèn (kênh đào đầu tiên: Sà Nu, Vân Lanh (1976), nhưng chưa có nước tưới.

1980 - 1985 Lúa IR. Đào kênh Tân Lập, còn bị phèn nên chưa trồng lúa cải tiến

được. Thành lập HTX tơ tằm, đẩy mạnh trồng dâu. Sau 1985 không phát triển được, giải thể.

1986 - 1987 Nhà nước khuyến khích trồng dừa, điều trên núi, nhưng không phát triển

1987 - 1990 Các kênh khác đào mới, nước tưới đầy đủ nhưng chỉ trồng một vụ lúa IR, không hiệu quả. Khuyến khích trồng cà phê, cacao, tiêu nhưng không hiệu quả (hiện nay còn khoảng 2 ha cacao).

1990 - 1996 Phát động trồng rừng và làm vườn (chủ yếu là xoài). Bắt đầu làm lúa hai vụ, nhưng đất vẫn còn phèn nên năng suất thấp (400 – 500 kg/1296 m2).

1996 - 2000 Trồng rừng phòng hộ. Làm lúa hai vụ 100%, năng suất tăng cao (ĐX: 900 – 1000 kg/ 1200m2, HT: 750 kg/ 1296 m2).

2000 - nay Làm lúa 3 vụ triệt để, nuôi bò sinh sản. Năng suất lúa ngày càng tăng (trung bình 1 tấn/1296 m2). Hiện nay, Cty chế biến nông sản Nông Gia bao tiêu sản phẩm điều, khuyến khích nông dân trồng điều phủ

xanh đồi trọc. Đất vườn xoài Thanh Ca được thay thế các loài cây ăn trái có chất lượng hơn như: xoài Cát Hoà Lộc (chiếm khoảng 40 ha), cây có múi.

Từ 2000 đến nay, toàn vùng nghiên cứu gần như trồng lúa cải tiến 2 vụ, có khuynh hướng tăng lên 3 vụ; một số nơi vẫn còn trồng lúa mùa; cây dưa hấu vẫn còn đem lại lợi nhuận cao, cây tầm vông và cây xoài cũng đem lại hiệu quảđáng kể cho nông dân nầy.

4.1.5 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của 6 điểm và vùng nghiên cứu

- Đim nghiên cu xã An Cư

Đất nông nghiệp chủ yếu là đất ruộng trên, hàm lượng cát rất nhiều. Đất ruộng trên chia làm hai loại: đất ruộng trên được tưới nhờ hệ thống cung cấp nước 03 tháng 02, canh tác chủ yếu là lúa 2 vụ và đất ruộng trên không được tưới canh tác chủ yếu là lúa thần nông 1 vụ hoặc lúa mùa, nhờ vào nước mưa tưới cho cây. Cây trồng chính tại xã An Cư là cây lúa, với diện tích trồng lúa cả năm là 3.847 ha. Trong đó đất ruộng trên canh tác dựa vào nước trời chiếm hơn phân nửa diện tích canh tác lúa của xã (2.520 ha). Do nơi đây là đất xám bạc màu, khả năng giữ nước, khả năng cung cấp dinh dưỡng kém, nên năng suất lúa bình quân thấp (4,69 T/ha). Diện tích đậu xanh 92 ha, dưa hấu 93 ha, rau dưa các loại 239 ha (Phòng thống kê Tịnh Biên, 2009)

- Đim nghiên cu xã An Ho

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã trong năm 2009 là 3.799 ha trong đó cây lúa chiếm 3.446 ha, cây màu 353 ha. Diện tích lúa ĐX 1.433 ha; HT 1.450 ha; lúa mùa trên 563 ha. Sản lượng lương thực có hạt 19.015 tấn; sản lượng

màu 4.085 tấn. Cây màu chủ yếu của xã gồm có khoai mì 27 ha, bắp 2 ha, đậu xanh 32 ha, dưa hấu 260 ha và rau dưa các loại 268 ha (Phòng thống kê Tịnh Biên, 2010).

- Đim nghiên cu TT Chi Lăng

Tổng diện tích gieo trồng của TT trong năm 2009 là 95 ha lúa mùa trên với sản lượng là 403 tấn. Theo niên giám thống kê của huyện không có số liệu về cây màu. Hiện trên địa bàn toàn TT có nuôi 729 con bò, gia cầm 37.692 con (Phòng thống kê Tịnh Biên, 2010).

- Đim nghiên cu xã Lương Phi

Năm 2010 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4.830 ha, trong đó lúa 4.630 ha và màu là 205 ha. Tổng sản lượng lương thực là 28.732 tấn (Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2010).

Một số nông dân áp dụng các mô hình trồng màu khá hiệu quả như: trồng lúa kết hợp trồng dưa hấu, dưa leo; trồng lúa mùa, đậu phộng, đậu xanh…Thu hoạch dưa hấu khoảng 69 ha đạt năng suất bình quân 30 T/ha; đậu phộng thu hoạch được 2 ha, năng suất trung bình 5,4 T/ha đậu phộng vỏ; đậu xanh 18,5 ha. Đến năm 2010, toàn xã thu hoạch dứt điểm vụ lúa ĐX 2009-2010 là 2140 ha đạt năng suất bình quân 6,5 T/ ha. Vụ lúa Hè Thu 2010 thu hoạch 2.245 ha; dưa hấu 12 ha; mì 10 ha; củ sắn 5 ha và mè đen 6 ha. Một số giống lúa mùa đang được bà con nông dân trồng và phát triển như: Nàng Tây Đùm, Bông Sen, Nàng Pha, Chệt Cụt, Nàng Nhen, Tàu Binh, Ba Sào với diện tích 105 ha (UBND xã Lương Phi, 2009).

Hiện trên địa bàn toàn xã có nuôi khoảng 661 con trâu, 21.369 con bò, 15.194 con heo, gà 16.500 con, vịt đàn 315.970 con và dê là 1.267 con.

- Đim nghiên cu TT Ba Chúc

Diện tích gieo trồng 1.407 ha, trong đó cây lúa chiếm 1.350 ha trong đó lúa ĐX 650 ha,lúa HT 650, lúa mùa trên 50 ha. Sản lượng lúa đạt 8.040 tấn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5%, bình quân thu nhập đầu người 14,495 triệu đồng/ người/ năm. Sản lượng lương thực qui thóc 14.825 tấn. Toàn thị trấn có 665 con bò và 1.420 con heo (Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2010).

- Đim nghiên cu xã Lê Trì

Tiềm năng thế mạnh của xã là sản xuất nông nghiệp, lúa chất lượng cao, cây công nghiệp ngắn ngày như: mè, đậu phộng, khoai mì và chăn nuôi bò. Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 đạt 3.612,5 ha (so sánh năm 2005 tăng 825,5ha do điều chỉnh diện tích đất từ xã An Cư và An Nông giao sang theo QĐ 364 và làm trạm bơm điện cấp II). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa 3.504 ha, hoa màu các loại và cây trồng khác 108,5 ha. Năm 2009 tổng diện tích gieo trồng 3.709 ha, trong đó: diện tích gieo trồng lúa 3.554 ha, hoa màu các loại 155 ha). - Lúa Đông Xuân 1.352 ha đạt 6 - 7 tấn/ha, lúa Hè Thu trồng được 1.652 ha đạt 4,7 - 5 tấn/ha, lúa vụ 3.550 ha đạt được năng suất 4 - 5 tấn/ha. - Mì khoảng 30 ha, mè 45 ha với năng suất đạt được 0,4 - 1 tấn/ha, đậu xanh trồng được 8 ha với năng suất đạt được 0,5 - 0,8 tấn/ha, dưa hấu 8 ha với năng suất 25 - 35 tấn/ha, rau các loại 64 ha (UBND xã Lê Trì, 2009).

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)