Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 38)

Để thực hiện được mục tiêu và nội dung đề ra, chúng tôi tiến hành thực hiện 3 đề tài sau đây:

* Đề tài 1: Khảo sát đặc tính sinh trưởng của xoài cát Hòa Lộc tháp trên 3 loại gốc ghép trồng bằng hột (xoài Thanh Ca, Xoài Quéo và Cát Hoà Lộc) tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - AG

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần lặp lại, tại 2 điểm ở Lương Phi (Tri Tôn) và xã An Phú (Tịnh Biên). Khoảng cách trồng mỗi gốc là (3m x 5m), cây con được trồng bằng hột vào đầu mùa mưa (hột xoài lấy tại vùng nghiên cứu và có khả năng nẩy mầm tốt), cây đúng 1 năm tuổi bắt đầu tháp mắt xoài Cát Hòa Lộc (mắt tháp lấy tại Xã An Hữu huyện Cái Bè - Tiền Giang được sự giới thiệu của phòng nông nghiệp huyện, để đảm bảo về chất lượng). Theo dõi sinh trưởng của cây, chế độ chăm sóc ở các nghiệm thức đều như nhau.

+ Nghiệm thức 1: Hột xoài Thanh ca + Nghiệm thức 2: Hột xoài Cát Hoà Lộc.

+ Nghiệm thức 3: Hột xoài Quéo.

+ Chỉ tiêu ghi nhận: - Chiều cao thân - Đường kính thân

- Chiều dài rễ, vùng dinh dưỡng của rễ (ghi nhận sau 01 năm và 2 năm tuổi). Lấy chỉ tiêu bằng cách đào rễ đo độ sâu của rễ từ cổ rễ cho đến chóp rễ và vùng dinh dưỡng trên 3 cây.

- Đo đường kính của rễ bằng thước kẹp, tại 3 điểm đều nhau của chiều dài rễ.

Ghi chú: - x: Cát Hòa Lộc - +: Thanh Ca - *: Quéo

Hình 3.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng

* Đề tài 2: Khảo nghiệm tỷ lệ sống và cho trái của các mắt ghép xoài cát Hòa Lộc trên gốc xoài Thanh Ca đã cho trái tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn – AG. - Mục đích đề tài khảo sát khả năng sống của các mắt ghép xoài cát Hoà Lộc lên gốc ghép xoài Thanh Ca và xoài Quéo để cải tạo vườn xoài đã già.

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được thực hiện tại 2 xã: Lương Phi của hai huyện Tri Tôn và An Phú của Tịnh Biên.

- Mắt ghép Xoài cát Hòa Lộc được lấy tại Cái Bè – Tiền Giang.

- Mỗi điểm chọn 2 vườn xoài: 1 vườn xoài Thanh Ca và 1 vườn Xoài Quéo có độ tuổi tương đương nhau (từ 10 – 20 năm tuổi). Mỗi vườn chọn khoảng 5 gốc, mỗi gốc được ghép 4 mắt ghép.

- Chọn lại một vườn có mắt ghép phát triển bình thường, cắt bỏ tất cả các phần nhánh và ngọn của gốc ghép (chừa lại một nhánh sinh trưởng) để theo dõi sự phát triển của mắt ghép đến ra hoa kết trái. Như vậy, mỗi điểm có 2 nghiệm thức:

- Nghiệm thức 1: Đối chứng: Xoài Thanh Ca

- Nghiệm thức 2: Xoài cát Hòa Lộc tháp trên gốc xoài Thanh Ca - Nghhiệm thức 3: Xoài cát Hòa Lộc tháp trên gốc xoài Quéo

Được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Tổng số cây xoài tại mỗi điểm là 15 cây. Hai điểm là 30 cây. Tại 2 xã An Phú (Tịnh Biên) và Lương Phi (Tri Tôn)

+ Chỉ tiêu ghi nhận: - Tỷ lệ sống của mắt ghép.

- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của mắt ghép đến khi kết thức đề tài. 5m 3m x x x x x + + + + + * * * * * Hàng xoài Vị trí cây xoài

+ Lịch theo dõi

- Quan sát mắt ghép sau 1 tuần

- Sau theo dõi 1 tháng / lần (đối với những mắt ghép còn sống)

* Đề tài 3: Hiệu quả của việc xử lý ra hoa và bao trái trên xoài Cát Hoà Lộc tại Xã Lương Phi huyện Tri Tôn – AG

- Mục đích đề tài nhằm giúp nông dân xử lý ra hoa và quản lý được dịch hại trên xoài cát Hoà Lộc để đạt được sản lượng và phẩm chất tốt hơn.

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại tại một vườn xoài cát Hòa Lộc khoảng 5 năm tuổi (tổng số cây trên vườn khoảng 40 cây).

- Các điều kiện chăm sóc khác ứng dụng hoàn toàn theo mô hình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trên cây ăn trái.

- Tiến hành bao trái sau khi tượng trái được 45 ngày tuổi, bao toàn bộ trái trên cây.

- Tổng số cây trong thí nghiệm là 20 cây

* Bố trí thí nghiệm: gồm có các nghiệm thức sau: - Nghiệm thức 1: Đối chứng không bao trái

- Nghiệm thức 2: Bao trái bằng bọc giấy dầu (20 x 30 cm) - Nghiệm thức 3: Bao trái bằng túi Đài Loan trắng (20 x 30 cm) - Nghiệm thức 4: Bao trái bằng túi Đài Loan đen (20 x 30 cm)

+ Chỉ tiêu ghi nhận:

- Trọng lượng trái: số trái loại 1 (a): Trái nặng từ 400 g trở lên; Loại 2 (b): Trái nặng từ 300 đến 400g; Trái loại 3 (c): Trái từ 200 đến 300g, kích thước (theo Nguyễn Bảo Vệ & Trần Thị Kim Ba, 2002).

- Tình hình sâu bệnh trước và trong quá trình thí nghiệm - Màu sắc của trái

- Chất lượng trái (độ chua, ngọt và hương vị) (theo Nguyễn Bảo Vệ & ctv, 1999)

- Hiệu quả kinh tế

3.2.7.2. Xử lý số liệu:

CHƯƠNG 4

KT QU THO LUN 4.1Mô tả vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)