Một kỹ thuật mới trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là: IPM)
được bà con nông dân nhiều nơi, đặc biệt là các nhà vườn trồng cây ăn trái Nam Bộ
áp dụng rất có hiệu quảđó là kỹ thuật bao trái. Nhờ bao trái bằng các loại túi giấy chuyên dụng mà quá trình sinh trưởng, phát triển của trái cây vẫn xảy ra bình thường kể từ lúc đậu trái cho tới khi thu hoạch thì chất lượng của trái sẽ cao hơn nhiều so với các loại trái cây không được bao (màu quảđẹp hơn, vỏ trái không có vết rám do sâu bệnh hoặc bị rám nắng). Một ưu điểm nữa rất quan trọng thu hút được sự quan tâm của bà con nông dân là nhờ túi bao trái mà tỷ lệ quả rụng do sâu bệnh gây hại giảm
đáng kể, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh giảm hẳn, tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc và công phun thuốc. Do chất lượng, mã quảđẹp nên thị trường chấp nhận, hàng dễ
bán, bán được giá, tiêu thụ nhanh, hiệu quả kinh tế rất cao, phù hợp với sản xuất trái cây sạch, an toàn (Nông Nghiệp Việt Nam, 2005).
Nhiều năm qua, trái cây Việt Nam không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà dần dần đã tìm được chỗđứng ở một số thị trường nước ngoài. Vì thếđã có nhiều kỹ thuật mới được áp dụng vào qui trình thâm canh cây trái nhằm bảo vệ và làm cho trái cây trở nên hấp dẫn hơn, đẹp hơn, trong đó có kỹ thuật mới là “bao trái”. Bao trái có tác dụng bảo vệ suốt quá trình phát triển trái ở trên cây (T. Xuân, 2005). Bao quả bằng giấy, Nilon, v.v…sẽ làm mã quảđẹp hơn, sâu bệnh ít tấn công hơn. Hiện nay trên thế giới nhiều loại quảđược bao như: chuối, xoài, cam, bưởi, ổi, thanh long… Tập quán bao quả cũng đã được tiến hành tại nước ta (Nguyễn Văn Kế, 2001).
Theo Lê Trường (1985), hiện nay thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành một nhu cầu lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp hoá học để
bảo vệ thực vật trong trồng trọt là điều mà nhiều người băn khoăn, lo lắng. Thỉnh thoảng lại có một vài thông tin về người chết do ngộđộc thuốc trừ sâu, bệnh. Do đó, nếu như áp dụng biện pháp bao trái sẽ hạn chếđược số lần phun thuốc trừ sâu, bệnh và từ đó hạn chếđược dư lượng thuốc hoá học lưu tồn trong nông sản, gây hại đến sức khoẻ con người.
Ý nghĩa của việc bao trái là ngăn chặn sự gây hại của nấm bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư hại quả), côn trùng và các tác động bất lợi của thời tiết để có quả xoài
đẹp về mã quả, chất lượng tốt. Bao trái là một giải pháp vừa giúp nhà vườn giảm chi phí đầu tư, vừa nâng cao chất lượng, giá trị trái xoài (Văn Cương, 2006).
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu
- Phiếu phỏng vấn môn hình canh tác - Bìa sơmi, bút mực và sổ ghi chép
- Các giống xoài con được ươm 1 năm tuổi - Mắt thá Xoài Cát Hòa Lộc
- Phân bón, hóa chất xử lý ra hoa và thuốc bảo vệ thưc vật cho xoài - Vườn xoài Cát Hoà Lộc, Thanh Ca, Xoài, Xoài Quéo 10 năm tuổi - Thước đo, viết, sổ ghi chép, bút lông, ghim bấm, bảng nhựa. - Kéo cắt cành, túi (bọc) bao trái
- Dao ghép, dây nylon dẻo,...