Giai đoạn đủ khả năng ra hoa và bắt đầu tượng hoa

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 26)

Từ lúc đâm chồi đến chồi đủ khả năng ra hoa vào khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, mầm hoa có thể hình thành trong thời gian từ 4 - 9 tháng tùy thuộc vào tháng đâm chồi. Sau khi tượng hoa cây xoài sẽ sẵn sàng để kích thích ra hoa. Do đó, đây là giai

đoạn thích hợp để áp dụng các biện pháp kích thích cho xoài ra hoa. Tuy nhiên, xoài

Đâm chồi Tích lũy chất dinh dưỡng Phát triển rễ

Bắt đầu tượng hoa Đủ khả năng ra hoa Thời kỳ nghỉ ngắn

Thời kỳ miên trạng Thời kỳ quyết định sự ra hoa Trổ hoa

1 2 3

6 5 4

thường đạt năng suất cao khi kích thích ra hoa ở giai đoạn chồi được 6 tháng tuổi. Nếu kích thích xoài ra hoa sớm hơn tỉ lệđâu trái sẽ thấp và tỉ lệ rụng trái non sẽ rất cao có lẽ do cây không tích lũy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

2.9.6 Giai đoạn miên trạng

Sau khi hình thành mầm hoa, cây sẽđi vào thời kỳ miên trạng nếu không có điều kiện thích hợp để ra hoa. Thời gian miên trạng dài cây càng khó ra hoa.

2.9.7 Giai đoạn quyết định sự ra hoa

Giai đoạn nầy cây có thể ra hoa mà không cần phải kích thích nếu có các điều kiện thích hợp như:

- Có mùa khô kéo dài, thường vào đầu mùa mưa.

- Cây ra đọt nhiều đợt nhưng không ra hoa trong một hay hai mùa trước. - Có những đợt lạnh (nhiệt độ thấp nhất dưới 200C trong khoảng 30 ngày) và

theo sau là nhiệt độ cao.

2.9.8 Giai đoạn ra hoa

Nếu có các yếu tố tác động đưa mầm hoa ra khỏi thời kỳ miên trạng, mầm hoa sẽ

phát triển và cây sẽ ra hoa. Các tác nhân ảnh hưởng lên sự phá vỡ miên trạng mầm hoa xoài là hiện tượng cây xoài bị “sốc” bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ lạnh, ngập úng hoặc do sự tác động của hóa chất xử lý như nitrat kali.

Tóm lại, quá trình ra hoa của xoài trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đều có ý nghĩa nhất định. Do đó, muốn điều khiển cho xoài ra hoa ta phải tác động các biện pháp thích hợp trong suốt quá trình chứ không chỉđơn thuần một quá trình riêng lẻ nào.

Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (2001): hoa ra theo từng phát hoa, phát hoa xoài mọc ở ngọn cành hoặc ở nách lá, có khi không mang lá (phát hoa thuần), có khi mang theo lá (phát hoa hỗn hợp). Phát hoa có chiều dài 10 – 50 cm. Cuống phát hoa có màu sắc khác nhau. Trên trục chung của phát hoa có 2 - 5 lần phân nhánh. Một phát hoa có từ 100 - 4.000 hoa gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Tỷ lệ hoa lưỡng tính tuỳ thuộc vào giống xoài. Tỷ lệ nầy biến thiên từ 1 - 36% (Dương Minh, 1997, tập hợp từ nhiều tác giả). Khi hoa lưỡng tính đã đậu trái, bầu noãn (trái trứng cá) chuyển từ màu vàng sang vàng xanh rồi xanh nhạt; đến ngày thứ 7 chuyển hẳn sang màu xanh (Trần Thế Tục, 2001).

2.10 Quy trình xử lý ra hoa xoài

Theo Trần Văn Hâu (2002) quy trình xử ra hoa xoài Cát Hòa Lộc bằng KNO3 hoặc Thiourea được trình bày theo Hình 2.1 như sau:

- Giai đon tin x lý ra hoa: Trước khi XLRH 10 – 15 ngày, phun MKP (0- 52-34) liều lượng 30 g/10 lít nước để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệđậu trái và ngăn cản cây ra đọt non đồng thời phun thuốc trừ bệnh thán thư và thuốc diệt rầy bông xoài thường sống trong lá xoài, chờ khi cây có bông thì di chuyển đến tấn công

ở chồi non.

- X lý hóa cht: khi lá chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm, dùng tay bóp lá còn dẻo, chưa dòn. Chọn lúc trời khô ráo phun hóa chất đều lên mặt lá.

Đối với KNO3 nồng độ 150 – 200 g/10 lít nước. Phun lại lần 2 với nồng độ bằng 1/2 lần thứ nhất nếu sau 5 -7 ngày không thấy dấu hiệu ra hoa (lú cựa gà).

Nguồn:Trần Văn Hâu, 2005

Hình 2.2: Quy trình xử lý ra hoa trái vụ trên cây xoài

- Giai đon “rt nhy”: không phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa. Sau khi đậu trái 7 - 10 ngày (khi thấy “trứng cá”) phun phân bón lá như Bayfolan: 15 - 30 - 15 để làm giảm sự rụng trái non. Giai đoạn nầy cần chú ý phun thuốc trừ rầy bông xoài, bệnh phấn trắng.

- Giai đon phát trin trái:

+ 1,5 tháng sau khi đậu trái: Phun phân bón lá để làm giảm rụng trái non

+ 2 tháng sau khi đậu trái: Bón 1 - 2 kg phân 20 - 20 - 15 để giúp trái phát triển tốt.

+ 3 tháng sau khi đậu trái: Phun 10 - 15 cc/ lít phân 6 - 30 - 30 để giúp tạo sáp vỏ trái. Cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như: Sâu đục trái, ruồi đục trái và bệnh thán thư.

2.11 Một số sâu bệnh hại chính trên xoài 2.11.1 Sâu hại trên xoài 2.11.1 Sâu hại trên xoài

2.10.1.1 Rầy bông xoài

Theo Huỳnh Kim Ngọc - Võ Hùng Nhiệm (2005), rầy bông xoài là dịch hại nguy hiểm, phổ biến ở hầu hết các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong một thời gian ngắn, nhất là vào giai đoạn xoài đang ra bông, rầy có thể bộc phát thành dịch, đẻ trứng, chích hút bông, cuống bông… làm bông khô và rụng. Mặt khác những nơi rầy đẻ trứng, chích hút bị hư hại cũng ảnh hưởng đến sự

phát triển của cây. Ngoài ra, dịch nhựa tươm ra từ vết chích cộng với dịch thải của rầy trên lá, bông, cành tạo môi trường tốt cho nấm bồ hóng phát triển, che phủ bề

mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

Rầy bông xoài có màu xanh nâu, đầu tròn, cơ thể giống như cái nêm. Ấu trùng mới nở dài khoảng 0.5 mm có màu vàng nâu nhạt, hai mắt đỏ, thành trùng dài 4 - 5 mm, màu nâu xanh. Chỉ rầy trưởng thành mới có khả năng búng, nhảy, bay từng

đoạn ngắn, di động linh hoạt. Do vậy khi mật số rầy cao, ban đêm có thể nghe tiếng Ra hoa

chính vụ

Thu hoạch

mùa nghịch Thu homùa thuạchận

Ra đọt, phát triển cành, lá Ra hoa trái vụ Đậu trái Phát triển trái Tỉa cành, bón phân

tưới nước Phun thusâu bốệc ngnh ừa Phun thuthích ra hoaốc kích

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tháng Thá Thá

rầy di chuyển xào xạc trên cây. Trong khi đó ấu trùng không bay được, chỉ di động nhanh. Rầy cái đẻ 100 - 200 trứng. Trứng được đẻ từng quả một có màu trắng sữa, đẻ

cạn trong phần mềm của bông, cuống bông, gân lá, cuống chồi non. Thời gian ủ

trứng 5 - 6 ngày. Giai đoạn ấu trùng tuổi 1 - tuổi 4 là 10 - 15 ngày. Vòng đời khoảng 16 - 21 ngày. Cảấu trùng lẫn thành trùng đều chích hút nhựa bông, lá non… nhưng chủ yếu hại trên bông. Rầy bông xoài xuất hiện quanh năm, sống trong các vết nứt của cây, thường xuất hiện nhiều sau một đợt khô hạn và gia tăng mật số rất nhanh khi xoài bắt đầu ra lá non, trổ bông, đạt đỉnh cao khi trổ bông rộ. Khi ấy, trên một bông có nhiều lứa rầy. Sau khi trái bắt đầu phát triển, mật số rầy giảm dần.

Sau khi thu hoạch nên tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng, gió hạn chế

rầy tích lũy mật số và gây hại. Giai đoạn xoài sắp ra bông (giai đoạn lú cựa gà), nếu phát hiện có rầy, dù mật số thấp, có thể phun ngừa 1 - 2 lần bằng thuốc đặc trị rầy thuộc nhóm ức chế lột xác như Buprofezin (Butyl 10WP). Do tác dụng ức chế lột xác nên thuốc có hiệu quả diệt rầy cao, kéo dài, ít hại thiên địch. Nếu mật số rầy cao, có thể phun định kỳ: 7 - 10 ngày một lần, cần phun kỹ để thuốc tiếp xúc với rầy. Ngoài Butyl có thể dùng các loại thuốc đặc trị rầy khác thuộc nhóm Imidacloprid như

Admire… Chú ý cần phun luân phiên các nhóm thuốc để tránh tình trạng quen thuốc. Nên hạn chế phun thuốc khi xoài đang ra bông vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ

phấn và gây hại thiên địch ( Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

2.11.1.2 Xén tóc đục thân, cành xoài (Plocaderus ruficornis)

Xén tóc phá hại bằng cách đục lỗ, đào hầm xuyên qua lớp vỏ cây vào phần mô mềm đểăn phá và sinh sống.Vết đục còn tạo cửa ngỏ cho các loại nấm xâm nhập khiến thân, cành khô. Nếu cây bị hại nặng sẽ chết. Xén tóc thường gây hại trong vườn ít chăm sóc và già trên 10 năm tuổi.

Thành trùng có râu cứng, dài 20 - 30 mm, linh hoạt về đêm, ban ngày khó thấy bởi màu sắc hợp với màu vỏ cây. Thành trùng sống từ 50 - 100 ngày, mỗi con cái đẻ khoảng 160 trứng. Trứng được đẻ trứng từng quả một trong các khe nứt, vết thương hoặc ngay trên vỏ cây. Do đó xoài già thường bị hại nhiều hơn do trên thân, vỏ cây có nhiều vết nứt. Ấu trùng có màu trắng sữa, dài khoảng 50 - 60 mm, sau khi nởđục ngay vào vỏ cây và đào hầm. Độ lớn của đường hầm phụ thuộc vào tuổi của

ấu trùng. Trong một cây, nếu bị hại nặng có thể có rất nhiều xén tóc ở các lứa tuổi khác nhau. Ấu trùng trưởng thành, trước khi hóa nhộng, sẽđục lổđể sau này thoát ra ngoài. Giai đoạn nhộng xảy ra bên trong cây. Nhộng được bọc trong kén to và cứng, cấu tạo bằng chất vôi.

Tỉa cành và tiêu hủy các cành, nhánh bị nhiễm là biện pháp rất hiệu quả lại ít tốn kém và giúp hạn chế thiệt hại nhưng có mặt bất lợi là tạo nhiều chồi phụ. Thường xuyên thăm vườn nhất là các vườn xoài lâu năm để phát hiện vết sâu đục. Cần chú ý quanh gốc cây và các chảng ba lớn xem có các vết đục hay không, nếu có tiến hành xử lý ngay. Do xén tóc đục sâu vào thân, cành nên việc dùng thuốc xử lý trên diện rộng ít mang lại hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, phòng trị chủ yếu là biện pháp thủ công như dùng dây kẽm nhọn xoi vào lỗ để diệt sâu hoặc bơm các loại thuốc nước có tính xông hơi như Sago super 20EC (Chlorpyrifos methyl) Diaphos 50ND (Diazinon) hay xoi lỗ bỏ thuốc hạt Gà nòi 4G (Cartap), Diaphos 10H rồi lấy

đất sét trét lại (Nguyễn Thị Th Cúc, 2001)

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), ruồi đục trái là côn trùng đa thực, gây hại hơn 30 loại cây ăn trái và rau cải như nhãn, bơ, cam, quít, đu đủ, mận, chôm chôm, thanh long, mít, xoài, ổi, khế, khổ qua, cà chua, bầu, bí, đậu đũa…Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 30 loài ruồi đục trái trong đó phổ biến nhất là Bactrocera dorsalis, B. coresta, B. cucurbitea.

Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Việt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng. Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín nhưng cũng đẻ cả trên trái xanh. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm,

ứa nhựa hấp dẫn côn trùng, nấm bệnh đến đẻ trứng, gây hại khiến trái bị biến màu, thối. Trái bị ruồi đục có thể rụng trước khi chín hoặc tiếp tục neo trên cây. Nếu trái còn trên cây, giá trị cũng giảm do thịt trái bị thối. Ruồi không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng mà còn khiến xoài không xuất khẩu được vì ruồi là đối tượng kiểm dịch hàng đầu của nhiều nước nhập khẩu rau, quả tươi.

Ruồi (thành trùng) dài khoảng 6 - 9 mm, sải cánh dài khoảng 8 - 12 mm, có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Ruồi cái to hơn ruồi đực và có kim đẻ

trứng dài, nhọn ở cuối bụng. Ruồi sau khi nở 3 - 4 ngày sẽ bắt cặp và đẻ trứng. Ruồi cái thích đẻ trứng trên trái chín, một con có thể đẻ 150 - 400 trứng. Khi đẻ, ruồi dùng kim đẻ trứng chích qua da trái nơi tiếp giáp giữa vỏ và thực trái và đẻ vào từng chùm trứng. Trứng dài trung bình 1 - 1.5 mm, hai đầu nhọn, hơi cong, trứng mới đẻ

có màu trắng rồi chuyển sang vàng và nở sau 1 - 3 ngày, ấu trùng (dòi) mới nở, màu vàng nhạt, đục vào thịt trái. Ấu trùng càng lớn, càng đục sâu vào trong làm trái bị hư, thối và ứa nước ra ngoài. Giai đoạn ấu trùng xảy ra trong trái, kéo dài khoảng 8 - 10 ngày, trải qua hai lần lột xác (3 tuổi) trước khi co mình búng ra khỏi trái để hóa nhộng trong đất. Giai đoạn nhộng xảy ra ở lớp đất sâu khoảng 1 - 5 cm, kéo dài 7 - 10 ngày, sau đó thành trùng (ruồi) vũ hóa bay thoát khỏi mặt đất tiếp tục một chu kỳ

mới. Vòng đời ruồi đục trái khoảng 20 - 30 ngày.

Thu hoạch sớm khi trái vừa chín để tránh ruồi gây hại và lây nhiễm. Không trồng xen ổi, đu đủ, cam, quít, nhãn… trong vườn xoài. Bao trái: Khi xoài to độ quả

trứng gà nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp ngừa bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột. Tuy bao trái tốn công sức, thời gian nhưng tiết kiệm chi phí và làm trái có màu đẹp hơn. Cần quan tâm chú ý các biện pháp: thuốc thảo mộc; vệ sinh vườn; bẫy dẫn dụ; phun mồi protein thủy phân; sử dụng pheromone dẫn dụ ruồi đực; Phun thuốc hóa học

2.11.1.4 Sâu đục chồi, cành non (Chlumetia transversa)

Sâu đục chồi là dịch hại phổ biến và nghiêm trọng có thểảnh hưởng đến năng suất. Sâu chỉ gây hại khi xoài ra chồi non hay bông đang phát triển. Sâu làm nhiều chồi non chết khiến cây nẩy nhiều chồi bên, nếu hại trên bông, sẽ làm bông khô và rụng. Sâu đôi khi ăn cả lá non.

Thành trùng có màu nâu, cánh trước có sọc gãy khúc, rìa cánh có chấm đen, dài khoảng 8 - 10 mm, giai đoạn thành trùng từ 3 - 5 ngày. Thành trùng cái đẻ trứng vào ban đêm, trứng được đẻ cả trên chồi, lá non hay trên bông, thời gian ủ trứng khoảng 2 - 4 ngày. Ấu trùng có màu hồng. Sau khi nở, ấu trùng đục vào cuống lá hay gân chính của lá non. Sau khoảng 2 ngày, sâu chui ra và đục vào chồi non gần đỉnh sinh trưởng và đục dần xuống thân, chồi non và khiến chồi, lá héo, khô và rụng. Sâu cũng có thểđục vào trong cuống bông làm bông bị héo. Thường sâu chỉđục trong một lóng nhưng nếu lóng ngắn hơn 5 cm, sâu sẽđục xuyên qua mắt để xuống lóng kế

tiếp. Trước khi hóa nhộng, ấu trùng rời khỏi chồi để hóa nhộng trong vỏ cây, hoa khô hay trong đất. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 14 ngày. Vòng đời của sâu khoảng 35 ngày.

Dùng bẫy đèn diệt bướm, vào giai đoạn ra đọt rộ, nếu thấy chồi bị héo phải cắt bỏ và tiêu hủy để diệt sâu. Nếu cây cao, nên phun luân phiên 2 - 3 lần các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như Dragon 585EC, Gà Nòi 95SP (Cartap) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

2.11.1.5 Sâu đục hột xoài (Deanolis albizonalis)

Sâu đục hột xoài là dịch hại phổ biến và nghiêm trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nếu nhiễm nặng, năng suất có thể giảm

đến 50%. Sâu chủ yếu gây hại trên xoài non, hột còn mềm (giai đoạn hột sen) và kéo dài đến khi thu hoạch. Dấu hiệu dự báo sâu đục trái gây hại là trong vườn có nhiều xoài non rụng trên đất cắt ra thấy có sâu bên trong hay xoài lớn còn treo trên cây nhưng chóp trái bị thối và nhũn.

Thành trùng của sâu đục hột có màu nâu đỏđặc trưng, mép cánh có viền sậm màu, thân có những khoan trắng, đỏ xen kẽ. Thành trùng thường hoạt động vềđêm, ban ngày trốn dưới lá cây. Giai đoạn thành trùng kéo dài từ 8 - 9 ngày. Thành trùng cái đẻ trứng gần cuống hoặc trong các khe nứt trên trái, nhất là những trái bị khuất ánh sáng. Trứng bầu dục, màu trắng sáp. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày. Sau khi nở, ấu trùng di chuyển xuống chóp trái và bắt đầu đục vào trong. Sâu tuổi nhỏ (tuổi 1 - 2) chỉđục phần thịt trái, sâu tuổi lớn (tuổi 3 - 6) đục vào hột sâu bên trong, sau đó

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)