Căn cứ vào kết quảđiều tra trên 120 hộ trồng cây ăn trái ở vùng nghiên cứu và thí nghiệm XLRH tại 2 xã điểm có thể đưa ra một quy trình XLRH mùa thuận và mùa nghịch cho vùng nghiên cứu. Qui trình này có thể áp dụng chung cho cả vùng, nơi có diện tích trồng xoài Thanh Ca và xoài Cát Hòa Lộc lớn. Quy trình có thểđược tóm tắt như sau:
Đối với mùa thuận, nhà vườn có thể xúc tiến cho ra hoa xoài vào tháng 11 – 12 bằng nitrate kali, Fotfer-X phun đều lên lá là có thể kích thích ra nhiều hoa và đậu bông tốt. Đến tháng 2 có thể phun thêm thuốc dưỡng trái và thuốc phòng ngừa sâu bệnh với chi phí thấp nhất mà vẫn cho sản lượng thu hoạch khá vào tháng 4 đến tháng 5.
Đối với mùa nghịch, để có xoài thương phẩm đúng vào dịp tết âm lịch, cần phải xúc tiến công tác chuẩn bị XLRH từđầu mùa mưa (Hình 4.4):
Lịch trình các sự kiện 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Tháng (dương lịch)
- Mùa thuận
Làm cỏ vườn
Ra hoa tự nhiên (hoặc XLRH)
Bón phân
Phun thuốc dưỡng trái Thu hoạch trái - Mùa nghịch Tỉa cành, làm cỏ, bón phân Ra đọt, phát triển cành lá Xịt thuốc trừ bọ cắt lá, thán thư Tưới Paclobutrazol gốc Phun thuốc ngừa sâu bệnh
Phun thuốc kích thích ra hoa Ra hoa trái vụ
Đậu trái và phát triển trái
Phun phân bón lá
Thu hoạch trái
Hình 4.4 Lịch thời vụ chăm sóc mùa thuận và mùa nghịch cho xoài
- Cắt tỉa, làm cỏ, bón phân: Vào tháng 4 cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vượt và cành mang chồi đã cho trái từ mùa trước tạo thông thoáng, tránh sâu bệnh và kích thích cành tạo lộc mới. Việc nầy rất quan trọng vì đặc điểm thực vật của cây
xoài chỉ tạo trái trên những chồi mới trong năm. Đến đầu tháng 5 đã có mưa, xoài bắt đầu ra lộc thì tiến hành làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh để nuôi bộ lá.
- Tưới Paclobutrazol (PBZ): Cuối tháng 6 khi lá xoài đã già, tiến hành tưới PBZ vào gốc. Liều lượng sử dụng 100 g/ cây (loại bột) pha với 40 lít nước tưới chung quanh đường kính tán. Theo kết quả thí nghiệm, xoài trên 20 năm tuổi cần tăng thêm 25% lượng thuốc thì mới đủ kích thích.
- Phun thuốc kích thích ra hoa: Từ kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi tưới PBZ 3 tháng (tức cuối tháng 9) là thời gian cần thiết để dùng Thiourea nồng độ 0,5% phun lên lá để kích thích chồi ra hoa. Với những cây còn ra lá non thì phải xịt MKP (0 - 52 - 34) 30 g/ 10 lít nước để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệđậu trái và ngăn cản ra đọt non. Đồng thời, phun trị rầy bông xoài bằng Bassan 15 - 20 cc/ 8 lít, bù lạch bằng Trebon, Confidor theo liều lượng khuyến cáo; thuốc trừ bệnh thán thư như thời kỳ ra lá non.
- Ra hoa và đậu trái: Thời gian nhú mầm hoa trung bình là 15 ngày và đậu trái là 25 - 30 ngày sau khi phun thuốc XLRH.
- Thu hoạch trái: Thời gian mang trái cho đến khi thu hoạch là 110 ngày sau khi đậu trái. Công tác hái trái cần phải nhẹ tay để giữ sáp vỏ trái. Tiếp theo là phân loại trái thương phẩm (loại 1 và loại 2) sau khi loại bỏ trái bị sâu bệnh và dị hình.