Rầy bông xoài

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 28)

Theo Huỳnh Kim Ngọc - Võ Hùng Nhiệm (2005), rầy bông xoài là dịch hại nguy hiểm, phổ biến ở hầu hết các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong một thời gian ngắn, nhất là vào giai đoạn xoài đang ra bông, rầy có thể bộc phát thành dịch, đẻ trứng, chích hút bông, cuống bông… làm bông khô và rụng. Mặt khác những nơi rầy đẻ trứng, chích hút bị hư hại cũng ảnh hưởng đến sự

phát triển của cây. Ngoài ra, dịch nhựa tươm ra từ vết chích cộng với dịch thải của rầy trên lá, bông, cành tạo môi trường tốt cho nấm bồ hóng phát triển, che phủ bề

mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

Rầy bông xoài có màu xanh nâu, đầu tròn, cơ thể giống như cái nêm. Ấu trùng mới nở dài khoảng 0.5 mm có màu vàng nâu nhạt, hai mắt đỏ, thành trùng dài 4 - 5 mm, màu nâu xanh. Chỉ rầy trưởng thành mới có khả năng búng, nhảy, bay từng

đoạn ngắn, di động linh hoạt. Do vậy khi mật số rầy cao, ban đêm có thể nghe tiếng Ra hoa

chính vụ

Thu hoạch

mùa nghịch Thu homùa thuạchận

Ra đọt, phát triển cành, lá Ra hoa trái vụ Đậu trái Phát triển trái Tỉa cành, bón phân

tưới nước Phun thusâu bốệc ngnh ừa Phun thuthích ra hoaốc kích

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tháng Thá Thá

rầy di chuyển xào xạc trên cây. Trong khi đó ấu trùng không bay được, chỉ di động nhanh. Rầy cái đẻ 100 - 200 trứng. Trứng được đẻ từng quả một có màu trắng sữa, đẻ

cạn trong phần mềm của bông, cuống bông, gân lá, cuống chồi non. Thời gian ủ

trứng 5 - 6 ngày. Giai đoạn ấu trùng tuổi 1 - tuổi 4 là 10 - 15 ngày. Vòng đời khoảng 16 - 21 ngày. Cảấu trùng lẫn thành trùng đều chích hút nhựa bông, lá non… nhưng chủ yếu hại trên bông. Rầy bông xoài xuất hiện quanh năm, sống trong các vết nứt của cây, thường xuất hiện nhiều sau một đợt khô hạn và gia tăng mật số rất nhanh khi xoài bắt đầu ra lá non, trổ bông, đạt đỉnh cao khi trổ bông rộ. Khi ấy, trên một bông có nhiều lứa rầy. Sau khi trái bắt đầu phát triển, mật số rầy giảm dần.

Sau khi thu hoạch nên tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng, gió hạn chế

rầy tích lũy mật số và gây hại. Giai đoạn xoài sắp ra bông (giai đoạn lú cựa gà), nếu phát hiện có rầy, dù mật số thấp, có thể phun ngừa 1 - 2 lần bằng thuốc đặc trị rầy thuộc nhóm ức chế lột xác như Buprofezin (Butyl 10WP). Do tác dụng ức chế lột xác nên thuốc có hiệu quả diệt rầy cao, kéo dài, ít hại thiên địch. Nếu mật số rầy cao, có thể phun định kỳ: 7 - 10 ngày một lần, cần phun kỹ để thuốc tiếp xúc với rầy. Ngoài Butyl có thể dùng các loại thuốc đặc trị rầy khác thuộc nhóm Imidacloprid như

Admire… Chú ý cần phun luân phiên các nhóm thuốc để tránh tình trạng quen thuốc. Nên hạn chế phun thuốc khi xoài đang ra bông vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ

phấn và gây hại thiên địch ( Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)