Bảng 4.16: Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ Đvt: 1.000đ/hộ
Nhóm hộ TB 2 huyện Tri Tôn Tịnh Biên
Thu % Thu % Thu % TB 3 nhóm 47.908 100 75.851 100 19.964 100 Buôn bán 11.045 23 17.504 21 4.585 23 Dịch vụ 9.458 20 14.433 17 4.483 23 Làm thuê 10.745 22 16.295 19 5.193 26 Khác 16.661 35 27.618 43 5.705 29 Giàu 41.931 100 49.600 100 34.261 100 Buôn bán 13.071 31 21.688 29 4.455 13 Dịch vụ 11.152 27 8.855 12 13.448 39 Làm thuê 5.660 14 5.280 7 6.039 18 Khác 12.048 29 13.778 52 10.319 30 Khá 62.148 100 112.303 100 11.991 100 Buôn bán 11.122 18 19.191 17 3.054 26 Dịch vụ 9.522 15 19.043 17 0 0 Làm thuê 17.565 28 31.280 28 3.849 32 Khác 23.939 39 42.790 38 5.089 42 Nghèo 39.645 100 65.649 100 13.641 100 Buôn bán 8.941 23 11.636 18 6.246 46 Dịch vụ 7.700 19 15.400 24 0 0 Làm thuê 9.009 23 12.328 19 5.690 42 Khác 13.995 35 26.286 40 1.705 13
Hoạt động phi nông nghiệp của vùng điều tra trung bình chiếm tỷ trọng tương đối cao, trung bình 47.908.000 đồng/hộ (Bảng 4.16).
Điều nầy có thể giải thích vì ít chăn nuôi và sản xuất phụ thu được lợi nhuận không cao nên các hộ chuyển qua các ngành nghề phụ như buôn bán nhỏ, sửa xe, làm thuê, chạy xe lôi,…Trong đó, buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (23%) vì qua điều tra tổng kết cho thấy buôn bán nhỏ ít cực nhọc, có lợi nhuận không cao nhưng chắc chắn nên thu hút đông đảo phụ nữ tham gia buôn bán. Nam giới cũng góp phần không nhỏ trong chuyện buôn bán, thường thấy nhiều ở nhóm hộ gia đình giàu.
Thu nhập phi nông nghiệp nhờ vào dịch vụ chiếm tỷ trọng khá 20%, làm thuê chiếm tỷ lệ tương đối cao 22%. Đa số hộ nông dân tận dụng thời gian nhàn rỗi đi làm thuê tăng thêm thu nhập hoặc lao động đổi công qua lại giữa các nông hộ. Vẫn còn nhiều gia đình sống bằng nghề chính là làm thuê, hầu hết các hộ gia đình nầy nằm trong nhóm hộ nghèo (Bảng 4.16và Hình 4.12). Làm thuê 23.2% Khác 33.7% Buôn bán 22.9% Dịch vụ 20.2% Buôn bán Dịch vụ Làm thuê Khác
Hình 4.12: Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp
4.9.2.3 Chi tiêu gia đình
Theo Bảng 4.17 và Hình 4.13ta thấy, chi tiêu trung bình của 3 nhóm hộ trong một năm là 42.052.000 đồng. Trong đó, ăn uống chiếm phần lớn 51% và không có sự cách biệt nhiều trong chi phí ăn uống của ba nhóm hộ. Các nguồn chi khác của nhóm hộ giàu như giáo dục, y tế, giao tếđều cao hơn so với nhóm hộ nghèo.
Khoản chi tiêu không nhỏ là giao tế, trung bình 8.965.000 đồng/năm, chiếm 21% tổng chi tiêu cả năm. Con số này thường tập trung nhiều ở nhóm hộ giàu là 12.857.000đ chiếm 29%. Đáng chú ý là đầu tư cho giáo dục còn thấp so với đầu tư cho giao tế. Con em các gia đình nghèo thường học hết cấp I là nghỉ học phụ giúp gia đình, vì vậy khoản chi tiêu cho giáo dục tương đối thấp, chỉ có 15% tổng chi tiêu. Như vậy, để phát triển dân trí, việc từng bước hướng dẫn các nông hộ ý thức được tầm quan trọng của giáo dục là điều phải quan tâm của các cấp lãnh đạo, cơ quan Nhà nước trong tương lai. Ngoài ra, trong gia đình còn có nhiều khoản chi tiêu khác như: phí lao động công ích, phí giúp đỡ người nghèo, lũ lụt, cúng chùa…nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ (7%).
Bảng 4.17: Chi tiêu gia đình Đvt: 1.000đ/hộ
Nhóm hộ TB 2 huyện Tri Tôn Tịnh Biên Giá trị % Giá trị % Giá trị % TB 3 nhóm 42.052 100 46.160 100 37.945 100 -Ăn uống 21.457 51 25.684 56 17.228 45 -Giáo dục 6.161 15 6.145 13 6.179 16 -Y tế 2.432 6 1.797 4 3.066 8 -Giao tế 8.965 21 8.855 19 9.075 24 -Chi khác 3.038 7 3.680 8 2.397 6 Giàu 44.877 100 51.712 100 38.041 100 - Ăn uống 19.466 43 29.665 57 9.266 24 - Giáo dục 8.197 18 7.514 15 8.880 23 -Y tế 2.725 6 1.729 3 3.719 10 - Giao tế 12.857 29 12.804 25 12.910 34 - Chi khác 1.634 4 0 0 3.266 9 Khá 44.460 100 48.627 100 40.293 100 - Ăn uống 24.190 54 25.673 53 22.706 56 - Giáo dục 6.482 15 8.053 17 4.910 12 -Y tế 2.285 5 1.827 4 2.741 7 - Giao tế 7.886 18 8.183 17 7.588 19 - Chi khác 3.619 8 4.891 10 2.347 6 Nghèo 36.820 100 38.143 100 35.498 100 - Ăn uống 20.713 56 21.714 57 19.712 56 - Giáo dục 3.805 10 2.866 8 4.744 13 - Y tế 2.288 6 1.837 5 2.738 8 - Giao tế 6.152 17 5.577 15 6.728 19 - Chi khác 3.863 11 6.149 16 1.576 4 Giáo dục 14.3% Y tế 6.1% Giao tế 22.1% Chi khác 6.8% Ăn uống 50.7% Ăn uống Giáo dục Y tế Giao tế Chi khác
4.9.2.4 Thu nhập, chi tiêu và tích luỹ của nông hộ hàng năm
Qua Bảng 4.18 cho thấy, thu nhập trung bình của 3 nhóm hộ là 151.506.000 đồng gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế là 103.598.000 đồng so với thu nhập phi nông nghiệp chiếm 47.908.000 đồng. Thu nhập bình quân trên hộ là tổng lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp của hộ đó trong một năm. Theo Bảng 4.17, thu nhập bình quân chung cho vùng nghiên cứu trên đầu người trong một tháng khá thấp 1.940.000 đồng/tháng. Ở nhóm hộ nghèo của huyện Tri Tôn, thu nhập trên đầu người/tháng 1.145.000 đồng cao hơn ở Tịnh Biên chỉ có 522.000 đồng/người /tháng.
Bảng 4.18: Thu nhập, chi tiêu và tích luỹ của nông hộ Đvt: 1.000đ
Danh mục Nhóm hộ
TB 3 nhóm Giàu Khá Nghèo
Nhân khẩu/ hộ 5,2 5,0 5,4 5,3
TB 2 huyện
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp 103.598 193.223 91.287 26.286
Thu nhập phi nông nghiệp 47.908 41.931 62.148 39.645
Thu nhập hộ/năm 151.506 235.154 153.435 65.931
Thu nhập/nhân khẩu/năm 32.236 52.257 31.314 13.736
Thu nhập/nhân khẩu/tháng 3.243 4.277 3.672 1.767
Chi tiêu gia đình/năm 42.052 44.877 44.460 36.820
Phần dư/hộ/năm 109.454 190.277 108.975 29.110
Phần dư/nhân khẩu/năm 23.288 42.284 22.240 6.064
Phần dư/nhân khẩu/tháng 1.940 3.523 1.854 504.900
Tri Tôn
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp 107.036 181.341 103.630 36.136
Thu nhập phi nông nghiệp 75.851 49.600 112.303 65.649
Thu nhập hộ/năm 182.886 230.941 215.933 101.785
Thu nhập/nhân khẩu/năm 38.911 51.321 44.068 21.206
Thu nhập/nhân khẩu/tháng 2.686 4.355 2.609 1.145
Chi tiêu gia đình/năm 46.160 51.712 48.627 38.143
Phần dư/hộ/năm 136.726 179.229 167.307 63.643
Phần dư/nhân khẩu/năm 29.091 39.829 34.144 13.259
Phần dư/nhân khẩu/tháng 2.424 3.319 2.846 1.104
Tịnh Biên
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp 100.161 205.104 78.944 16.435
Thu nhập phi nông nghiệp 19.964 34.261 11.991 13.641
Thu nhập hộ/năm 120.124 239.364 90.935 30.076
Thu nhập/nhân khẩu/năm 25.559 53.192 18.558 6.266
Thu nhập/nhân khẩu/tháng 2.130 4.433 1.547 522
Chi tiêu gia đình/năm 37.945 38.041 40.293 35.498
Phần dư/hộ/năm 82.180 201.323 50.642 -5.422
Phần dư/nhân khẩu/năm 17.486 44.738 10.336 -1.130
Phần dư/nhân khẩu/tháng 1.458 3.728 861.300 -94.600
Phần dư hàng năm trung bình của các nông hộ 109.454.000 đồng/ hộ. Tỷ lệ này chiếm khá cao, nhưng tập trung ở nhóm hộ giàu. Trung bình phần dư hàng năm của nhóm hộ giàu là 190.277.000 đồng. Tích luỹ cao nhất trong nhóm hộ khá là 108.975.000đồng. Ta thấy nhóm hộ nghèo tiền tích luỹ rất thấp ở Tri Tôn 63.693.000 đồng hoặc không có phần dư lại còn bị thiếu nợ (-5.422.000 đồng). Ngoài ra, còn tiền nợ lãi hàng năm. Điều này cho thấy cuộc sống của những người nghèo quá thiếu thốn và khó khăn. Nếu tình hình này kéo dài, các gia đình sẽ lâm vào cảnh đói.
Trên địa bàn, có sự phân hoá rõ giữa hộ giàu và hộ nghèo: hộ giàu tích lũy trung bình hàng năm cao và chắc chắn, giàu lại càng giàu thêm; còn các hộ nghèo
hàng năm không có tiền để dành lại còn phải nợ thêm, nghèo lại hoàn nghèo có khi cuộc sống thiếu thốn nợ nần càng tăng thêm. Muốn thoát khỏi cảnh nghèo cho các hộ nông dân này, các cơ quan chức năng của Nhà nước giáo dục ý thức để những người này loại bỏ đi tâm lý hạn chế như: sợ thua lỗ nên không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất; không có vốn phải vay tiền nếu mất mùa sợ không có tiền trả, phải nợ nần… Chính vì vậy, họ chỉ biết cam chịu làm thuê, làm mướn kiếm sống cho qua ngày. Cứ thế mà hết năm này qua năm nọ họ vẫn nghèo trong cảnh làm thuê.
Phần dư hàng năm tính trên nhân khẩu trung bình là 23.288.000 đồng, trong khi trung bình ở nhóm hộ giàu rất cao (42.284.000 đồng/năm), thấp ở nhóm hộ khá (22.240.000 đồng) và ở nhóm hộ nghèo con số này rất thấp chỉ có 6.064.000 đồng/nhân khẩu. Các cơ quan chức năng phải có chính sách hỗ trợ vốn và lập kế hoạch sản xuất cho những hộ gia đình này. Các chỉ số tích lũy đều cao ở nhóm hộ giàu và rất thấp đối với nhóm hộ nghèo.
4.10. Khảo nghiệm các hợp phần kỹ thuật đểđề xuất mô hình canh tác xoài 4.10.1 Khảo sát đặc tính sinh trưởng của xoài cát Hoà Lộc tháp trên 3 loại gốc ghép trồng bằng hột (xoài Thanh Ca, Xoài Quéo và Cát Hoà Lộc).
4.10.1.1 Ghi nhận tổng quát về hiện trạng canh tác xoài ở vùng nghiên cứu
An Giang cây trồng chủ yếu là lúa, nhưng diện tích cây ăn trái cũng không ngừng tăng thêm qua các năm, cụ thể năm 2000 diện tích trồng xoài ở An Giang là 1.279 ha, năm 2002 là 1.487 ha và năm 2003 là 1.759 ha (Nguyễn Văn Luật, 2004, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Phong). Đặc biệt ở 2 huyện miền núi An Giang trồng giống xoài Thanh Ca, xoài Quéo là chủ yếu đó là những vườn lâu năm bên cạnh đó cũng có 1 số vườn trồng giống xoài Cát Hoà Lộc một loại xoài có giá trị về mặt dinh dưỡng cũng như về mặt kinh tế cao. Do đó cần tăng diện tích của giống xoài Cát Hoà Lộc so với 2 giống xoài còn lại.
4.10.1.2 Đường kính và chiều cao của các giống xoài thí nghiệm
* Đường kính
Nhìn chung, hầu hết đường kính trung bình của các giống xoài đều có khác biệt thông kểở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, theo thống kê kết quảở trong Bảng 4.19 có sự chênh lệch giữa các cây ở lần đo đầu tiên cho thấy giống xoài Cát Hoà Lộc có đường kính phát triển tốt nhất (2.078 cm) kếđến là giống xoài Thanh Ca (1.086 cm) và thấp nhất là giống xoài Quéo (0.606 cm).
Đường kính của đợt lấy chỉ tiêu lần 2 của 3 giống xoài tương đương lần lấy chỉ tiêu đầu tiên khi xoài Cát Hoà Lộc vẫn có đường kính phát triển tốt nhất (2.148 cm) và thấp nhất vẫn là xoài Quéo (0.628 cm) như vậy thì đường kính của các loại xoài cũng có sự chênh lệch nhưng không cao qua 2 lần lấy chỉ tiêu.
So với 2 lần lấy chỉ tiêu đầu thì đường kính trung bình của 3 giống xoài ở lần lấy chỉ tiêu thứ 3 cũng phát triển tương tự khi đường kính của giống xoài Cát Hoà Lộc là (2.174 cm) vẫn cao nhất trong các giống xoài (Bảng 4.19).
Trong quá trình theo dõi lấy chỉ tiêu lần 4 của 3 giống xoài giống nhưở các đợt lấy chỉ tiêu trên thì xoài Quéo vẫn có đường kính thấp nhất (0.76 cm) so với giống xoài Thanh Ca và đường kính trung bình của giống xoài Cát Hoà Lộc là tốt nhất (2.248 cm).
Bảng 4.19: Đường kính trung bình thân cây của các giống xoài
đvt: cm
Nghiệm thức Đường kính của cây các lần lấy chỉ tiêu
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Xoài Thanh Ca 1.086 b 1.134 b 1.212 b 1.240 b 1.326 b 1.346 b Xoài Quéo 0.606 c 0.628 c 0.712 c 0.760 c 0.798 c 0.798 c Xoài Cát Hoà Lộc 2.078a 2.148a 2.174a 2.248a 2.362a 2.386a
Ý Nghĩa ** ** ** ** ** **
CV (%) 14.83 14.84 13.37 13.85 12.38 13.31 Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử LSD; ** = khác biệt ý nghĩa 1%
Lấy chỉ tiêu lần 5 các giống xoài gồm: xoài Cát Hoà Lộc, xoài Thanh Ca và xoài Quéo đều phát triển bình thường nhưng và thấp nhất là xoài Quéo kếđến là xoài Thanh Ca và tốt nhất là xoài Cát Hoà Lộc, đường kính trung bình lần lượt là (0.798- 2.362 cm).
Ở lần đo lấy chỉ tiêu tiếp theo lần 6 thì giống xoài Quéo không phát triển và có đường kính thấp nhất (0.798 cm) kếđó là giống xoài Thanh Ca (1.346 cm) và giống xoài Cát Hoà Lộc vẫn có đường kính tốt nhất (2.386 cm).
* Chiều cao cây (đỉnh sinh trưởng)
Theo kết quả thống kê ở Bảng 4.20, ta thấy có sự khác biệt thống kê giữa các giống xoài về chiều cao ở lần đo đầu tiên. Trong đó, giống xoài Cát Hoà Lộc có chiều cao phát triển tốt nhất (139.4 cm) so với 2 giống xoài còn lại, là giống xoài Thanh Ca với chiều cao trung bình (112.6 cm) và thấp nhất là giống xoài Quéo (34.6 cm).
Chiều cao trung bình của lần lấy chỉ tiêu lần 2 vẫn có sự chênh lệch nhưng không cao so với lần lấy chỉ tiêu đầu tiên giữa các giống xoài. Đối với giống xoài Cát Hoà Lộc chiều cao trung bình là (140 cm) là chiều cao tốt nhất so với giống xoài Thanh Ca chiều cao trung bình (113.6 cm) và xoài Quéo là (36.4 cm).
Bảng 4.20: Chiều cao trung bình thân cây của giống xoài đvt: cm
Nghiệm thức Chiều cao cây của các lần lấy chỉ tiêu (cm)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Xoài Thanh Ca 112.6 b 113.6 b 114.4 b 117.0 b 119.2 b Xoài Quéo 34.60 c 36.40 c 38.40 c 41.60 c 42.20 c Xoài Cát Hoà Lộc 139.4a 140.0a 145.8a 146.2a 146.4a
Ý Nghĩa ** ** ** ** **
CV (%) 11.03 10.49 14.06 13.67 14.18
Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử LSD; ** = khác biệt ý nghĩa 1%
Nhìn chung chiều cao của các giống xoài đều có sự phát triển ở lần đo tiếp theo. Trong đó giống xoài Cát Hoà Lộc vẫn có chiều cao tốt nhất (145.8 cm) so với 2 giống xoài còn lại là xoài Thanh Ca và xoài Quéo.
Cũng theo Bảng 4.20, chiều cao cây lần lấy chỉ tiêu lần 4, cho ta thấy giống xoài Cát Hoà Lộc vẫn có chiều cao tốt nhất so với 2 giống xoài Thanh Ca và xoài Quéo.
Thông qua kết quả theo dõi ở lần lấy chỉ tiêu thứ 5, đánh giá chỉ tiêu về chiều cao cây thì giống xoài Quéo (42.2 cm) vẫn có chiều cao thấp nhất kếđó là giống xoài Thanh Ca (119.2 cm) và tốt nhất là giống xoài Cát Hoà Lộc (146.4 cm).
4.10.1.3 Khả năng phân nhánh của các giống xoài
- Nhìn chung, khả năng phân nhánh của các giống xoài ở lần 1 có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% từ nhánh 1-3 ở lần lấy chỉ tiêu đầu tiên.
Bảng 4.21: Khả năng phân nhánh của các giống xoài lần 1
Nghiệm thức Khả năng phân nhánh lần 1
Nhánh 1 Nhánh 2 Nhánh 3 Nhánh 4 Nhánh 5 Xoài Thanh Ca 1.000 b 1.200 b 2.000 b 0.800a 0.200a Xoài Quéo 1.000 b 0.400 b 0.000 b 0.000a 0.000a Xoài Cát Hoà Lộc 2.600a 7.600a 5.800a 2.200a 0.000a
Ý Nghĩa ** ** ** ns ns
CV (%) 33.68 51.90 62.61 252.32 387.30
Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử LSD; ** = khác biệt ý nghĩa 1%; ns = không có sự khác biệt.
Ở nhánh thứ 1 khả năng phân nhánh tốt nhất là giống xoài Cát Hoà Lộc với tỉ lệ trung bình là 2.6, cao hơn khả năng phân nhánh của các giống xoài Thanh Ca và giống xoài Quéo.
Đối với nhánh thứ 2 khả năng phân nhánh của các giống xoài cũng tương tự với nhánh thứ 1. Xoài Cát Hoà Lộc với tỉ lệ phân nhánh trung bình là 7.6 vẫn là tốt nhất so với khả năng phân nhánh của 2 giống xoài còn lại.
Ở nhánh cấp 3 khả năng phân nhánh của giống xoài Thanh Ca với tỉ lệ trung bình là (2) không khác biệt thống kê và xoài Quéo với tỉ lệ trung bình là (0), và thấp hơn khả năng phân nhánh của giống xoài Cát Hoà Lộc với tỉ lệ trung bình là (5.8).
Khác với các nhánh từ cấp 1-3 thì khả năng phân nhánh của nhánh từ cấp 4-5