Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏ i

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 36)

Nhằm tiếp cận trực tiếp nông dân, để có số liệu cơ bản cho việc phân tích kinh tế hộ và tìm nguyên nhân trở ngại trong việc canh tác nông nghiệp.

3.2.3.1 Chọn mẫu điều tra theo phương pháp hệ thống

Số lượng mẫu: 6 xã x 20 mẫu = 120 mẫu, các mẫu này được phân phối ngẫu nhiên về các ấp. Căn cứ vào số ấp thực tế của các xã, trên mỗi xã chọn 1/3 số ấp. Số mẫu ở mỗi ấp đều bằng nhau và cũng phân phối ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu từ 10 – 15 hộ/mẫu.

3.2.3.2. Nội dung và hình thức điều tra

* Phương pháp điều tra: Chủ yếu sử dụng phiếu điều tra tình hình kinh tế nông hộ theo mẫu đã soạn sẵn. Tổ chức điều tra thử để chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. Sau đó, thực hiện điều tra trên diện rộng. Tổ chức điều tra dựa vào sự tham gia và liên kết của cán bộ địa phương.

* Nguyên tắc điều tra:

- Hỏi những nông dân trực tiếp canh tác - Không gợi ý cho nông dân trả lời

- Hộ được phỏng vấn phải có thời gian sống ở địa phương ít nhất là 5 năm.

* Nội dung điều tra: xem phiếu điều tra ở phần phụ lục 1

3.2.4. Phỏng vấn các nhóm KIP: (Key Informant Panel)

Tổ chức lấy ý kiến các nhóm KIP quan trọng bằng bảng câu hỏi như: Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện, Trạm khuyến nông huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, đại diện cho Nông Nghiệp ở các xã của 2 huyện, Hội Nông Dân, Hội Làm Vườn và các nông dân tiên tiến của địa phương, khoảng 12 cuộc cho 2 huyện.

3.2.5. Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân (PRA)

Sử dụng công cụ của PRA để lấy ý kiến của người dân về thực trạng và giải pháp phát triển HTCT cây ăn trái. Tổ chức 6 cuộc tại 6 xã điểm. Mỗi cuộc PRA tại xã qui tụ từ 15 – 20 nông dân tiên tiến của xã trong đó có ít nhất 1/3 số hộ có trồng cây ăn trái.

3.2.6. Phân tích kết quả

3.2.6.1. Phân tích nguồn lực nông hộ

- Lao động

- Đất đai và tư liệu sản xuất nông hộ

3.2.6.2. Cơ cấu thu nhập của hộ

- Nông nghiệp - Phi nông nghiệp

- Đầu tư sản xuất và tiêu dùng của hộ

3.2.6.3. Phân tích sản xuất các mô hình canh tác

- Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chính, cây trồng phụ, chăn nuôi, nghề phụ .... - Đầu tư kiến thiết cơ bản, khấu hao, chi phí sản xuất, lợi nhuận

3.2.6.4. Phân tích tài chính các mô hình canh tác

- Phân tích lợi nhuận

RAVC = GR - TVC Trong đó GR = Sản lượng x Đơn giá. TVC = Phí vật tư + Lao động

- Lợi tức/ nhân tố đầu tư GR - TVC

---(không tính nhân tố A) Nhân tố A

Nhân tố A là lao động hoặc vật tư. - Thu nhập biên

GR2 - GR1

MRR = --- GR (Gross revenue); TVC (Total Variable Cost) TVC2 - TVC1

Trong đó: GR2: Tổng thu mô hình cần so sánh. GR1: Tổng thu mô hình phổ biến. TVC2: Tổng phí mô hình cần so sánh. TVC1: Tổng phí mô hình phổ biến.

3.2.7. Thí nghiệm các hợp phần kỹ thuật 3.2.7.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm 3.2.7.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành tại 2 xã Lương Phi huyện Tri Tôn & Xã An Phú huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang.

Thời gian thực hiện 1/2009 đến tháng 3/2011.

3.2.7.2. Bố trí thí nghiệm

Để thực hiện được mục tiêu và nội dung đề ra, chúng tôi tiến hành thực hiện 3 đề tài sau đây:

* Đề tài 1: Khảo sát đặc tính sinh trưởng của xoài cát Hòa Lộc tháp trên 3 loại gốc ghép trồng bằng hột (xoài Thanh Ca, Xoài Quéo và Cát Hoà Lộc) tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - AG

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần lặp lại, tại 2 điểm ở Lương Phi (Tri Tôn) và xã An Phú (Tịnh Biên). Khoảng cách trồng mỗi gốc là (3m x 5m), cây con được trồng bằng hột vào đầu mùa mưa (hột xoài lấy tại vùng nghiên cứu và có khả năng nẩy mầm tốt), cây đúng 1 năm tuổi bắt đầu tháp mắt xoài Cát Hòa Lộc (mắt tháp lấy tại Xã An Hữu huyện Cái Bè - Tiền Giang được sự giới thiệu của phòng nông nghiệp huyện, để đảm bảo về chất lượng). Theo dõi sinh trưởng của cây, chế độ chăm sóc ở các nghiệm thức đều như nhau.

+ Nghiệm thức 1: Hột xoài Thanh ca + Nghiệm thức 2: Hột xoài Cát Hoà Lộc.

+ Nghiệm thức 3: Hột xoài Quéo.

+ Chỉ tiêu ghi nhận: - Chiều cao thân - Đường kính thân

- Chiều dài rễ, vùng dinh dưỡng của rễ (ghi nhận sau 01 năm và 2 năm tuổi). Lấy chỉ tiêu bằng cách đào rễ đo độ sâu của rễ từ cổ rễ cho đến chóp rễ và vùng dinh dưỡng trên 3 cây.

- Đo đường kính của rễ bằng thước kẹp, tại 3 điểm đều nhau của chiều dài rễ.

Ghi chú: - x: Cát Hòa Lộc - +: Thanh Ca - *: Quéo

Hình 3.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng

* Đề tài 2: Khảo nghiệm tỷ lệ sống và cho trái của các mắt ghép xoài cát Hòa Lộc trên gốc xoài Thanh Ca đã cho trái tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn – AG. - Mục đích đề tài khảo sát khả năng sống của các mắt ghép xoài cát Hoà Lộc lên gốc ghép xoài Thanh Ca và xoài Quéo để cải tạo vườn xoài đã già.

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được thực hiện tại 2 xã: Lương Phi của hai huyện Tri Tôn và An Phú của Tịnh Biên.

- Mắt ghép Xoài cát Hòa Lộc được lấy tại Cái Bè – Tiền Giang.

- Mỗi điểm chọn 2 vườn xoài: 1 vườn xoài Thanh Ca và 1 vườn Xoài Quéo có độ tuổi tương đương nhau (từ 10 – 20 năm tuổi). Mỗi vườn chọn khoảng 5 gốc, mỗi gốc được ghép 4 mắt ghép.

- Chọn lại một vườn có mắt ghép phát triển bình thường, cắt bỏ tất cả các phần nhánh và ngọn của gốc ghép (chừa lại một nhánh sinh trưởng) để theo dõi sự phát triển của mắt ghép đến ra hoa kết trái. Như vậy, mỗi điểm có 2 nghiệm thức:

- Nghiệm thức 1: Đối chứng: Xoài Thanh Ca

- Nghiệm thức 2: Xoài cát Hòa Lộc tháp trên gốc xoài Thanh Ca - Nghhiệm thức 3: Xoài cát Hòa Lộc tháp trên gốc xoài Quéo

Được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Tổng số cây xoài tại mỗi điểm là 15 cây. Hai điểm là 30 cây. Tại 2 xã An Phú (Tịnh Biên) và Lương Phi (Tri Tôn)

+ Chỉ tiêu ghi nhận: - Tỷ lệ sống của mắt ghép.

- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của mắt ghép đến khi kết thức đề tài. 5m 3m x x x x x + + + + + * * * * * Hàng xoài Vị trí cây xoài

+ Lịch theo dõi

- Quan sát mắt ghép sau 1 tuần

- Sau theo dõi 1 tháng / lần (đối với những mắt ghép còn sống)

* Đề tài 3: Hiệu quả của việc xử lý ra hoa và bao trái trên xoài Cát Hoà Lộc tại Xã Lương Phi huyện Tri Tôn – AG

- Mục đích đề tài nhằm giúp nông dân xử lý ra hoa và quản lý được dịch hại trên xoài cát Hoà Lộc để đạt được sản lượng và phẩm chất tốt hơn.

+ Phương pháp:

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại tại một vườn xoài cát Hòa Lộc khoảng 5 năm tuổi (tổng số cây trên vườn khoảng 40 cây).

- Các điều kiện chăm sóc khác ứng dụng hoàn toàn theo mô hình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trên cây ăn trái.

- Tiến hành bao trái sau khi tượng trái được 45 ngày tuổi, bao toàn bộ trái trên cây.

- Tổng số cây trong thí nghiệm là 20 cây

* Bố trí thí nghiệm: gồm có các nghiệm thức sau: - Nghiệm thức 1: Đối chứng không bao trái

- Nghiệm thức 2: Bao trái bằng bọc giấy dầu (20 x 30 cm) - Nghiệm thức 3: Bao trái bằng túi Đài Loan trắng (20 x 30 cm) - Nghiệm thức 4: Bao trái bằng túi Đài Loan đen (20 x 30 cm)

+ Chỉ tiêu ghi nhận:

- Trọng lượng trái: số trái loại 1 (a): Trái nặng từ 400 g trở lên; Loại 2 (b): Trái nặng từ 300 đến 400g; Trái loại 3 (c): Trái từ 200 đến 300g, kích thước (theo Nguyễn Bảo Vệ & Trần Thị Kim Ba, 2002).

- Tình hình sâu bệnh trước và trong quá trình thí nghiệm - Màu sắc của trái

- Chất lượng trái (độ chua, ngọt và hương vị) (theo Nguyễn Bảo Vệ & ctv, 1999)

- Hiệu quả kinh tế

3.2.7.2. Xử lý số liệu:

CHƯƠNG 4

KT QU THO LUN 4.1Mô tả vùng nghiên cứu

4.1.1 Lý do chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu được chọn gồm có 6 đơn vị hành chánh: 2 xã Lương Phi, Lê Trì và TT Ba Chúc thuộc núi Dài (Tri Tôn) và 2 xã An Cư, An Hảo và TT Chi Lăng thuộc núi Cấm (Tịnh Biên), có cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng đại diện cho vùng Bảy Núi. Tổng diện tích tự nhiên 6 xã điểm là 18.547 ha chiếm 19,4% diện tích 2 huyện là 60.040 ha. Do vậy, vùng nghiên cứu mang đầy đủđặc điểm tự nhiên đại diện cho vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, tình trạng độc canh cây lúa là phổ biến đối với toàn vùng Bảy Núi. Cho nên, các nghiên cứu về hệ thống canh tác mới nhằm phá thếđộc canh cây lúa cho vùng nghiên cứu cũng chính là giải pháp cho toàn vùng.

4.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng và 6 xã điểm nghiên cứu - An Cư là xã miền núi thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang, có đông đồng bào - An Cư là xã miền núi thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang, có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 78,44% dân số toàn xã. Bắc giáp với Xuân Tô, An Phú; Đông giáp với Vĩnh Trung, Văn Giáo, Chi Lăng; Nam giáp với Lê Trì, An Hảo; Tây giáp với An Nông. Xã chia làm 6 ấp: Pô Thi, Chơn Cô, Ba Xoài, Soài Chếk, Bà Đen, Vĩnh Thượng. Diện tích đất tự nhiên toàn xã 4.230,3 ha trong đó đất nông nghiệp 2.571,3 ha, đất lâm nghiệp 1.212,2 ha, (Phòng thống kê huyện Tịnh Biên, 2010).

- TT Chi Lăng: hướng Bắc giáp xã Vĩnh Trung; Nam giáp với Tân Lợi; Đông giáp xã Núi Voi; Tây giáp với An Cư. Người dân tộc Khmer ít hơn các xã khác chỉ chiếm 8,71% với 691 khẩu so dân số toàn TT. Diện tích đất tự nhiên 669 ha trong đó đất nông nghiệp 237,4 ha, đất lâm nghiệp 24,5 ha, đất trồng cây lâu năm 13,4 ha (Phòng thống kê huyện Tịnh Biên, 2010).

- Lương Phi: Hướng Đông giáp xã Châu Lăng; Tây giáp xã Vĩnh Phước, Nam giáp xã Lương An Trà, xã An Tức; Bắc giáp TT Ba Chúc, xã Lê Trì. Diện tích đất tự nhiên là 4.120 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.851,5 ha, đất lâm nghiệp là 867,8 ha, đất chuyên dùng là 163,1 ha, đất thổ cư là 215,5 ha. Nếu phân loại diện tích đất theo HTCT thì có 240 ha đất ruộng trên, 210 ha đất vườn tạp, 2.401,5 đất ruộng bưng, 867,8 ha đất lâm nghiệp (Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2010; Báo cáo UBND xã Lương Phi, 2009).

- TT Ba Chúc cách trung tâm huyện 18 km hướng Đông giáp xã Lê Trì, Tây giáp xã Vĩnh Phước, Nam giáp xã Lương Phi và Bắc giáp xã Lạc Quới. Tổng diện tích tự nhiên 1.912,3 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 661,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 887,2 ha. Thị trấn có ba dân tộc: Kinh, Khmer và Hoa. Dân số của TT là 3.605 hộ (16.074 khẩu), trong đó hộ dân tộc Khmer 183 hộ (844 khẩu), dân tộc Hoa 60 hộ (308 khẩu). Dân cư sống bằng nghề mua bán, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 30%, còn lại 70% chủ yếu sản xuất nông nghiệp (Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2010; Báo cáo UBND TT. Ba Chúc, 2009).

- Lê Trì là xã vùng sâu với địa hình bán sơn địa, có cộng đồng người Khmer khá cao chiếm 65% dân số toàn xã, dân cư phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở các phum sóc và cặp theo tuyến lộ Ba Chúc – Lê Trì – An Cư. Hiện tại xã có

ba ấp: An Thạnh, Trung An, Sóc Tức. Hướng Đông giáp xã An Cư – An Nông thuộc huyện Tịnh Biên. Hướng Tây giáp thị trấn Ba Chúc. Hướng Nam giáp xã Lương Phi, Châu Lăng. Hướng Bắc giáp Lạc Quới. Tổng diện tích tự nhiên 2.669,9 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 628,2 ha, đất nông nghiệp chiếm 1.809,9 ha.

Ngun: Địa chí An Giang, 2003

Hình 4.1: Bản đồ vị trí 6 điểm nghiên cứu 4.1.3 Mặt cắt sinh thái vùng nghiên cứu

Căn cứ vào địa hình, thuỷ văn, điều kiện đất đai và hiện trạng canh tác, mặt cắt sinh thái của vùng nghiên cứu từ trên núi Dài đi xuống có thể chia thành 4 vùng có đặc điểm tương đối khác nhau rõ rệt (Hình 4.2):

- Vùng trên núi: Với độ cao 571 m, nhiệt độ mát hơn nên thích hợp với cây trồng chịu lạnh như su su, dó bầu, cây ăn trái chủ yếu là xoài, cây có múi. Biểu loại đất phổ biến là đất xám trên granit (Acrisols). Độ sâu tầng đất canh tác rất biến thiên, có nơi rất mỏng nhỏ hơn 0,3 m ở triền dốc đá được gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols), có nơi lại sâu hơn trên 3 m dọc theo triền suối hoặc thung lũng được gọi là đất xám đọng mùn (Gleyic Acrisols) (Võ-Tòng Anh, 2005). Nói chung, đất bạc màu vì bị xói mòn dữ dội trong vài ba chục năm qua nhưng từ 10 năm trở lại đây nhờ trồng rừng nên đất được bảo vệ tương đối.

TT. CHI LĂNG XÃ AN CƯ XÃ AN HẢO XÃ LÊ TRÌ TT.BA CHÚC XÃ LƯƠNG PHI Núi Núi Điểm nghiên cứu

- Vùng chân núi: Đất dốc trên 13o nên bị xói mòn mạnh, bị rữa trôi nên đất bạc màu. Biểu loại đất là đất xám trên granit và đá cát (Acrisols). Do cát từ trên núi bồi tụ, sa cấu chứa rất nhiều cát 70 - 80% nên đất rất phù hợp với các loại củ như củ sắn, khoai mì, gừng và tầm vông, xoài. Vấn đề nước tưới rất nan giải, chủ yếu nhờ nước trời ngoại trừ những nơi gần suối có thể bơm nước bằng ống dây hoặc mương máng nổi. Nơi đây tập trung đông đảo nhà ở của đại bộ phận dân cư, có đường nhựa giao thông, hệ thống ống cấp nước tiêu dùng và đường dây dẫn điện cho toàn vùng.

- Vùng rung trên: Đất dốc dưới 8o thuộc biểu loại đất xám cơ giới nhẹ (Arenic Acrisols), ít bị rữa trôi hơn vùng trên, lệ thuộc nước mưa nhưng đã có thể bơm bằng máy bơm dẫn từ các kênh mương thủy lợi song không phải lúc nào cũng đủ nước tưới. Đặc điểm quan trọng là nước lũ hằng năm không ngập tới được. Hoa màu phổ biến là bắp, củ sắn, khoai mì, khoai môn, gừng, mè đen. Có những xóm nhà dân cưở rải rác.

- Vùng rung bưng: Đất bằng, độ dốc nhẹ, mặt đất lồi lõm có nhiều bưng trũng. Biểu loại là đất xám trên phù sa cổ hay còn gọi là đất xám điển hình (Haplic Acrisols) với thành phần sét chiếm 59,7%. Nơi đây đã có hệ thống thủy lợi để thâm canh tăng vụ, một số nơi đã có đê bao hoàn chỉnh giúp tăng lên 3 vụ lúa. Ngược với ruộng trên, vùng nầy hằng năm chịu một thời gian ngập lũ kéo dài 4 đến 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 11 và cũng chính vì lý do nầy mà đất được bồi tụ một lượng phù sa lớn làm tăng độ phì nhiêu. Cây trồng chủ yếu ởđây ngoài lúa 2 - 3 vụ còn luân canh với cây họđậu hoặc các loại rau cải, dưa các loại đặc biệt là dưa hấu, hành lá.

4.1.4Diễn biến lịch sử cây trồng, vật nuôi ở 6 điểm thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên Tịnh Biên

Các diễn biến cơ cấu cây trồng được trình bày theo Bảng 4.1 cho thấy có sự

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)