Tỷ lệ trái bị hao hụt ở các nghiệm thứ c

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 81)

Qua Bảng 4.27 và Hình 4.18 tỷ lệ trái bị mất đi và số trái còn lại ở các nghiệm thức được ghi nhận như sau:

Ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) qua các lần lấy chỉ tiêu thì số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 2%, chiếm tỷ lệ xoài còn lại 98% so với 3

nghiệm thức: bao giấy dầu số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 11.33% tỷ lệ trái còn lại 88.67%, nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 13.33% tỷ lệ trái còn lại 86.67% và nghiệm thức đối chứng không bao số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 16% tỷ lệ xoài còn lại 84%.

Bảng 4.27: Tỷ lệ trái bị hao hụt qua các lần lấy chỉ tiêu đvt: % Nghiệm thức Các lần lấy chỉ tiêu

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Đối chứng không bao 0.0 2.0 10 16 32 36

Bao giấy dầu 0.0 2.0 8.0 8.0 22 28

Bao Nilon (bao trắng) 0.0 4.0 10 16 24 26 Bao Đài Loan (bao đen) 0.0 0.0 0.0 2.0 4.0 6.0

75 80 85 90 95 100

Đối chứng không bao Bao giấy dầu Bao Nilon (bao trắng) Bao Đài Loan (bao đen) Nghiệm thức Ph ầ n t r ă m( % ) 86.67b 88.67b 84.00b 98.00a Hình 4.18: Tỷ lệ trái còn lại ở các nghiệm thức

Từ kết quả trên cho thấy nghiệm thức ở các loại bao: Bao Đài Loan (bao đen), bao giấy dầu và bao Nilon (bao trắng) thì tỷ lệ trái bị hao hụt ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là thấp nhất (2%) và bao Nilon (bao trắng) có tỷ lệ trái bị hao hụt nhiều hơn 2 loại bao: Bao Đài Loan (bao đen) và giấy dầu, nguyên nhân do vật liệu ở bao Nilon (bao trắng) mỏng hơn so với vật liệu ở 2 loại bao kia nên dễ bị rách khi có mưa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái tấn công làm trái hư và rụng. Bên cạnh đó, nghiệm thức đối chứng không bao do không được bao trái nên dẫn đến sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái dễ dàng gây hại làm trái bị hao hụt nhiều nhất so với 3 nghiệm thức trên.

Kết luận: qua các nghiệm thức chỉ có nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là có hiệu quả nhất đối với sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái.

Qua Hình 4.19 đồ thị cho thấy hàm lượng đường ở các nghiệm thức dao động từ 14.63 % - 15.87%. Hầu hết sựưa thích về mặt cảm quan của các loại quả chính là nhờ sự hàm lượng đường tạo vị ngọt. Hàm lượng đường thay đổi trong suốt quá trình chín và sau thu hoạch. Sự thay đổi về chất lượng và số lượng đường sẽ làm thay đổi vị của quả. Qua thí nghiệm cho thấy đối với nghiệm thức bao giấy Đài Loan trắng có hàm lượng đường cao nhất 15.87% có so với các nghiệm thức khác. Trong 3 nghiệm thức còn, nghiệm thức đối chứng (14.63%), nghiệm thức bao giấy dầu (14.99%) và nghiệm thức bao giấy Đài Loan đen lại có hàm lượng đường tương đương nhau.

1.87 2.25 1.87 1.62 14.67 16.27 14.63 14.99 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 ĐC Giấy dầu Bao đen Bao trắng Nghiệm thức Ph n t r ă m ( % ) Acid Đường tổng

Hình 4.19 Hàm lượng đường và Acid trong trái

Hàm lượng acid thay đổi theo độ chín, thường giảm khi quả chín. Acid hữu cơ giảm xuống, một mặt là do cung cấp cho quá trình hô hấp, mặt khác nó còn tác dụng với rượu sinh ra trong quảđể tạo thành các ester làm cho quả có mùi thơm đặc biệt. Nhưng đối với thí nghiệm này phân tích hàm lượng Acid ở các nghiệm thức cùng thời điểm cho thấy hàm lượng acid biến thiên từ 1.62% đến 2.25%. Trong đó nghiệm thức bao giấy dầu hàm lượng acid 2.25% là chua nhất và nghiệm thức bao giấy Đài Loan trắng có hàm lượng acid thấp nhất là 1.62% ít chua nhất so với các nghiệm thức khác.

4.10.3.6 Chỉ sốĐường/Acid của xoài

Qua Hình 4.20 cho thấy hàm lượng đường/acid của các nghiệm thức từ 6.73 đến 10.04. Từ kết quả cho thấy chỉ số đường/acid của nghiệm thức bao giấy dầu (6.73) và nghiệm thức bao đài trắng (10.04) so với nghiệm thức đối chứng (7.86) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kế. Từ đó cho thấy nghiệm thức báo giấy trắng xoài có vị chua nhẹ và các nghiệm thức còn lại xoài có vị chua (Theo tiêu chuẩn Trần Xuân Ngạch, 2007).

10.04b 7.85a 6.73b 7.86a 0 2 4 6 8 10 12 ĐC Giấy dầu Bao đen Bao trắng Nghiệm thức Ch s Đư ng/ A ci d Hình 4.20 Chỉ sốĐường/Acid 4.10.3.7 Hiệu quả kinh tếở các nghiệm thức

Qua Bảng 4.28 cho thấy hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức như sau: + Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) có lợi nhuận thu được 877.500 đồng, với lợi nhuận bình quân là 177.500 đồng /cây đạt hiệu quả cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.

Bảng 4.28: Hiệu quả kinh tếở các nghiệm thức đvt: đồng Nghiệm thức Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận Lợi nhuận /cây

Đối chứng không bao 330.000 437.500 107.500 21.500

Bao giấy dầu 340.000 900.000 560.000 112.000 Bao Nilon (bao trắng) 357.500 1.137.500 780.000 156.000

Bao Đài Loan (bao đen) 385.000 1.262.500 877.500 175.500 + Nghiệm thức đối chứng không bao có lợi nhuận thu được 107.500 đồng, với lợi nhuận bình quân là 21.500 đồng /cây có hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các nghiệm thức: Nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) (780.000 đồng), bao giấy dầu (260.000 đồng) và bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).

+ Nghiệm thức bao giấy dầu đạt lợi nhuận 560.000 đồng, với lợi nhuận bình quân là 112.000 đồng /cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nghiệm thức đối chứng không bao. Tuy nhiên có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với 2 nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) (780.000 đồng) và nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).

+ Nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) đạt lợi nhuận thu được 780.000 đồng, với lợi nhuận bình quân là 156.000 đồng /cây có hiệu quả kinh tế cao hơn so với 2 nghiệm thức bao giấy dầu (560.000 đồng) và nghiệm thức đối chứng không bao (107.500 đồng). Nhưng bên cạnh đó có hiệu quả kinh tế thấp hơn nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).

Kết luận: Qua quá trình thí nghiệm cho ta thấy ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, kếđến là nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) và nghiệm thức bao giấy dầu. Cuối cùng nghiệm thức đối chứng không bao có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Điều này cho thấy nên sử dụng loại bao Đài Loan (bao đen) trong quá trình bao trái là có hiệu quả nhất (Bảng 4.28).

4.10.3.7 Qui trình xử lý ra hoa và bao trái xoài Cát Hòa Lộc

Qua kết quả phân tích về trọng lượng trái, hiệu quả kinh tế và tác dụng giảm bớt sâu bệnh của biện pháp kỹ thuật bao trái có thểđưa ra khuyến cáo qui trình áp dụng theo từng công đoạn như sau:

(1) Tỉa cành

Ngay sau đợt thu hoạch cần thiết phải tỉa cành: cành mang trái năm trước để tạo điều kiện cho việc đâm chồi mới, cành sâu bệnh, cành vượt trong thân, tán lá giúp tránh làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh về sau.

(2) Bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh giai đoạn ra lá non

Đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, làm cỏ vệ sinh vườn bón phân NPK cho cây xoài với liều lượng từ 1 (cây dưới 10 tuổi) đến 2 kg (cây lớn tuổi hơn) để giúp cây ra đọt và lá non. Khi cây ra đọt, nhất thiết phải phun thuốc ngừa bọ cắt lá, sâu đục chồi bằng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Alika hay Polytrin 10 cc/ bình 8 lít) và phun ngừa bệnh thán thư bằng Mancozeb 80WP (15-30 g/ 8 lít, 7-10 ngày/ lần). Chú ý tỉa các cành vượt, cành giao tán, cành trong thân, tán lá không hợp lý với mục đích là tạo sự phân bố đều các cành trong không gian để cây nhận đủ ánh sáng và thông thoáng.

(3) Xử lý ra hoa

- Đầu tháng 9 bắt đầu phun thuốc XLRH với 2 loại thuốc từ kết quả thí nghiệm phun: 300 g nitrat kali (100 g Fotfer+ 50 g Manzate + 16 cc Sumicidine (pha bình xịt 16 lít nước) phun thật đều trong và ngoài tán lá.

- Từ 7 – 10 ngày sau thì nhú mầm hoa (nông dân thường gọi là “lú cựa gà”). Giai đoạn nầy cần phun thuốc ngừa thán thư và sâu đục ngọn như: 50 g Ridomil + 16 cc Cymbus (bình 16 lít)

- Khi phát hoa đã đạt kích thước tối đa và bắt đầu có vài hoa ở phía trong nở. Xịt thuốc ngừa thán thư và sâu ăn bông. Công thức: 50 g Ridomil + 16 cc Karate (bình 16 lít). Sau đó ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng thụ phấn.

- Khi trái non đạt cỡ 1-2 mm (đậu “trứng cá”) phun thuốc ngừa thán thư và sâu đục trái. Công thức: 16cc Bavistin + 16 cc Sumi Alpha (bình 16 lít)

- Sau đó, 10 ngày/ lần xịt thuốc trừ sâu bệnh luân phiên từ các công thức trên để ngừa thán thư và sâu đục trái + thuốc dưỡng lá (16-16-8 Ba lá xanh) và dưỡng trái như Tilt Super để trái lớn tốt.

(4) Chọn tỉa trái và bao trái

- Sau khi xoài đậu trái khoảng 45 ngày tuổi tiến hành tỉa bỏ bớt những trái nám hư, trái phát triển bất thường so với trái trong cùng một chùm, tỉa sau mỗi chùm còn lại tối đa khoảng 4 – 5 trái.

- Sau khi tỉa trái phun các thuốc sâu, bệnh trước khi bao đểđảm bảo sau khi bao khoog có mầm bệnh và sâu hại trong bao.

- Tiến hành bao trái nên chọn thời điểm không có mưa, không có sương đọng lại trên trái. Khi bao hạn chế tối đa không để bao trái áp sát đầu cuốn trái xoài để tránh sự ma sát và hạn chế rụng khi có gió lớn.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1Kết lun

- Thu nhập trên đầu người hàng tháng trung bình của nhóm hộ nghèo 1.767.000 đồng, nhóm hộ khá 3.672.000đ, nhóm giàu 4.277.000đ. Thu nhập hộ nghèo ở huyện Tịnh Biên thấp nhất (522.000đ) và nhóm giàu (4.433.000đ) cao hơn nhóm giàu ở huyện Tri Tôn 4.355.000đ).

- Giống xoài Cát Hoà Lộc có đường kính (2.386 cm) và chiều cao (146.4 cm) phát triển tốt nhất và thấp nhất là giống xoài Quéo có đường kính (0.798 cm) và chiều cao cây (42.2 cm)

- Giống xoài Cát Hoà Lộc có khả năng phân nhánh ở lần 1, 2, 3 là cao nhất (7.6) thấp nhất là giống xoài Quéo có khả năng phân nhánh ở lần 1, 2, 3 là (0.8).

- Giống xoài Thanh Ca có chiều dài rễ (478.6 cm) và đường kính rễ (0.75 cm) là tốt nhất và thấp nhất là giống xoài Quéo có chiều dài rễ (128.4 cm) và đường kính rễ (0.684 cm).

- Tỷ lệ sống của các mắt ghép xoài cát Hoà Lộc trên gốc xoài Thanh Ca là (60%) và xoài Quéo (40%).

- Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) có kích thước trái tăng trưởng cao nhất (6.866 cm) so với nghiệm thức đối chứng không bao (5.762 cm).

- Tỷ lệ trái xoài loại 1 (23.4%) và loại 2 (25.5%) ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.

- Nghiệm thức đối chứng không bao bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại nhiều nhất 36% so với nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là 6%.

- Đánh giá về mặt chất lượng thì nghiệm thức bao giấy đài loan trắng có hàm lượng acid (1.62%) thấp nhất (ít chua nhất) và có hàm lượng đường cao nhất (16.27%) là ngọt nhất.

- Nghiệm thức mang lại hiệu quả kinh tế nhiều nhất là bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng), với lợi bình quân là 175.500 đồng /cây.

5.2 Đề ngh

- Cần có những chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển mô hình trồng cay ăn trái vùng bảy núi nhưưu tiên cho vay vốn, kịp thời biểu dương điển hình những hộ canh tác xoài có hiệu quả.

- Cần có hệ thống tưới nhất định cho vùng đểđảm bảo nguồn nước tưới cho cây ăn trái ở vùng triền núi.

- Tăng cường công tác khuyến nông đối với hộ nghèo và hộ dân tộc trong đó chú ý đến việc trình diễn và tập huấn các kỹ thuật trồng chăm sóc và xử lý ra hoa trái vụ trên xoài.

- Nên dùng mắt ghép xoài cát Hoà Lộc lên cây xoài Thanh Ca và sử dụng bao giấy đài loan loại đen để bao trái.

- Cần có thời gian dài hơn, làm các thí nghiệm theo dõi sự tăng trưởng của gốc ghép và bo ghép đến khi cho trái.

TÀI LIU THAM KHO

1. Bùi Xuân Khôi. 1997. Khuynh hướng phát triển cây ăn trái nhiệt đới và yêu cầu của thị trường. P. 1- 16. Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam

2. Cục Thống Kê An Giang. 2006. Niên Giám Thống Kê An Giang 2005 3. Cục thống kê tỉnh An Giang (2010), Niên giám thống kê An Giang 2009

4. Đổ Văn Sơn, 2006, tác dụng chũa bệnh của xoài, http://vnexpress.net/vietnam/Suc-

Khoe/2002/01/3B9B8584, cập nhật ngày 22-11-2010

5. Hoàng Minh, 2005, sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả. Nhà xuất bản lao động – xã hội

6. Hội thảo thương mại hóa cây ăn trái nhiệt đới miền Nam Việt Nam SOFRI, 12- 13/6/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam, 124 trang

7. Hội nông dân huyện Tri Tôn (2004), Văn kiện đại hội đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh lần thứ I năm 2004.

8. Huỳnh Kim Ngọc và Võ Hùng Nhiệm (2005). Sâu, bệnh hại thường gặp trên xoài. Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh

9. Lê Trường (1985). Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội

10. Nguyễn Bảo Vệ, Lê Văn Hòa và Trần Thị Kim Ba, 1999. Diễn biến sinh lý sinh hóa trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch. Trang 181-187. Tuyển Tập Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học Đại Học Cần Thơ 1997 – 1999. Cần Thơ

11. Nguyễn Bảo Vệ (2001), Thế mạnh của cây trồng ở vùng đất cao nhiều cát ởĐồng Bằng Sông Cửu Long, Trong “Hội thảo chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở ĐBSCL”, Cục Khuyến Lâm - Khuyến Nông & Khoa Nông Nghiệp ĐH. CầnThơ.

12. Nguyễn Bảo Vệ & Trần Thị Kim Ba, 2002. Phân loại xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch bằng phương pháp tỷ trọng. Kỹ yếu Hội Nghị Khoa Học, Công Nghiệp và Môi Trường khu vực ĐBSCL lần thứ 18 tại Kiên Giang, ngày 12/12/2002. Kiên Giang.

13. Nguyễn Đăng Nghĩa. (2006). Canh tác cây ăn trái nhìn từ gốc độ thương hiệu sản phẩm. [trực tuyến]. Viện khoa học kỹ thuật Miền Nam. Đọc từ trang wed: http://w.w.w.trade.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2004/4 /2223 Viện KHNNMN.htm. Đọc ngày 25/11/2010

14. Nguyễn Hương Lan (2006). Vào WTO, trái cây Việt nam làm gì ở chợ toàn cầu? Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc từ trang wed: http: // w.w.w.cpv.org.vn /details. Đọc ngày: 21/11/2010

15. Nguyễn Minh Châu, 2006, vì sao trái cây Việt Nam thua trên sân nhà.

16. Nguyễn Thanh Triều (2005).Tài liệu giảng dạy kỹ thuật trồng cây đa niên. Khoa NN-TNTN.Trường Đại Học An Giang

17. Nguyễn Thanh Triều (2006).Tài liệu trồng trọt chuyên nghành. Khoa NN- TNTN.Trường Đại học An Giang

18. Nguyễn Thị Hường, 2005, Hướng dẫn kỷ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả. Nhà xuất bản Thanh Hóa

20. Nguyễn Thị Thùy Dung, 2001, khảo sát thời điểm kích thích ra hoa xoài Cát Hòa Lộc. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ

21. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2001. Côn trùng và nhện gây hại trên xoài và hướng phòng trị tổng hợp. Hội thảo tổng kết IPM trên cây ăn trái vùng ĐBSCL năm 1997 – 2001. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ

22. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp: Tp.HCM.

23. Nguyễn Thị Nghiêm. 2001. “Phương pháp đánh giá và phòng trị một số bệnh hại trong các vườn xoài”. The final symposium on fruit production in The Mekong Delta, CTU: trang 130-132.

24. Nguyễn Văn Huỳnh và Phạm Hoài An. 2003. Điều tra về tình hình gây hại, khảo sát đặc tính sinh học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu đục trái xoài,

Deanolis albizonalis Hampson (Pyralidea - Lepidoptera) ở tỉnh Cần Thơ. Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ. Trang: 70 – 78.

25. Nguyễn Văn Luật (2004). Xoài: Giống và kỹ thuật trồng trọt. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông Nghiệp

26. Nguyễn Văn Kế. 2001. Cây ăn quả nhiệt đới. Quyển 1: những hiểu biết căn bản về thiết lập vườn, kỹ thuật nhân giống, tạo hình và quản lý dịch hại. Tp.Hồ Chí Minh. NXB Nông Nghiệp

27. Nguyễn Văn Phong, 2006, luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)