Phân tích swot của mô hình kinh tế vườn xoài

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 58)

Từ kết quả tổng hợp ý kiến của nông dân trong cuộc họp nhóm PRA tại 6 xã điểm nghiên cứu theo Bảng 4.9, các yếu tố SWOT của mô hình canh tác vườn xoài được bà con nông dân chấp nhận như sau:

(1)Thuận lợi

- Điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi cho việc trồng xoài cũng như một số cây ăn trái chịu hạn vào mùa khô vì đặc điểm của cây xoài trong thời gian ra hoa, đậu trái và tạo quả cần phải có một mùa nắng kéo dài 4 tháng để tránh làm hư bông, sâu bệnh phá hại. Đất đai có mực thuỷ cấp sâu không sợ úng rễ làm chết cây.

- Giao thông thuận lợi nhất là đường bộ vì xe tải có thể vào đến tận vườn xoài để chở trái và đường nhựa thông suốt đến mọi nơi ởĐBSCL và Kampuchia.

- Có thể xuất khẩu trái cây ra nước ngoài bằng cảng sông và đường hàng không Cần Thơ ít tốn chi phí vận chuyển từ vùng sản xuất đến nơi xuất thay vì vận chuyển đến TPHCM.

- Có điều kiện trồng xoài tập trung với quy mô lớn vì đất cho trồng xoài còn nhiều.

- Mặc dầu nông dân trình độ học vấn còn thấp nhưng để tăng hiệu quảđầu tư họ rất sẵn sàng học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để áp dụng trên cây xoài như: XLRH, IPM, tháp cải tạo vườn xoài Thanh Ca bằng xoài Cát Hoa Lộc, xoài Đài Loan, Thái Lan, Tứ Quý.

(2)Cơ hội

- Vùng có ưu thế của Tỉnh An Giang về đất đai, thời tiết để phát triển cây xoài, cây ăn trái tập trung.

- Diện tích đất trồng xoài và quan hệ sản xuất của nông hộ hoàn toàn có thể tổ chức thành các hợp tác xã, trang trại có quy mô lớn với quy hoạch trồng cây ăn trái và xoài sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về GAP.

- Nằm ởĐBSCL nơi có nhiều tiến bộ kỹ thuật đang trên đà phát triển về trồng xoài như: XLRH mùa nghịch, áp dụng IPM,…

(3)Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội để phát triển ngành trồng xoài, điểm nghiên cứu còn có nhiều khó khăn mà bà con nông dân nêu ra cần phải giải quyết gồm:

- Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật còn chậm nên nông dân chưa hiểu sâu về thiên địch, sâu bệnh, thuốc BVTV cũng như biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài.

- Thiếu nước tưới là yếu tố hạn chế lớn của hộ trồng xoài vì nước có liên quan đến nhu cầu của những giống xoài có giá trị cao (như Xoài Cát Hoà Lộc,…) cần phải có để XLRH trái vụ vào tháng 3 (lúc đó không có nước mưa) để kịp bán trái vào tháng 8 âl (ngày lễ Vu Lan) với giá rất cao. Ngoài ra, đối với xoài mùa thuận nước rất cần thiết cho lớn trái nhưng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm lúc đó không có

mưa. Do vậy, việc chưa có hệ thống hồ chứa để tưới trên vùng núi và hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới cho vùng xoài ruộng trên cũng là một khó khăn lớn cho phát triển cây xoài.

- Đa số trồng giống xoài Thanh Ca giá bán thấp nên đóng góp vào thu nhập không lớn, xoài cát Hoà Lộc xử lý không thành công. Do vậy, hộ trồng xoài ít quan tâm phát triển vườn xoài.

- Trình độ canh tác còn thấp chưa áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào để phát triển ngành trồng xoài trong đó XLRH trái vụ là quan trọng để tăng thu nhập.

Bảng 4.10: Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro của mô hình vườn xoài

THUẬN LỢI

- Điều kiện đất đai, thời tiết thích hợp - Giao thông đường bộ và đường sông thuận lợi đi khắp nơi trong cả nước và đến thị trường Kampuchia

- Có thể xuất khẩu ra nước ngoài bằng cảng Cần Thơ.

- Có điều kiện trồng xoài tập trung với quy mô lớn.

- Nông dân chịu tiếp thu kỹ thuật trồng xoài mới như XLRH, IPM, tháp cải tạo vườn xoài Thanh Ca bằng xoài Cát Hoa Lộc, xoài Đài Loan, Thái Lan, Tứ Quý

KHÓ KHĂN

- Thiếu nước tưới, chưa có hệ thống thuỷ lợi cho vùng núi và vùng ruộng trên

- Đa số trồng giống xoài Thanh Ca giá bán thấp, XLRH xoài cát Hòa Lộc không đạt ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.

- Trình độ văn hoá còn thấp - Kỹ thuật canh tác thấp

- Chưa biết nhiều về thiên địch, sâu bệnh, IPM

- Chưa áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nhiều, nhất là XLRH trái vụ để tăng thu nhập - Chưa có quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái CƠ HỘI - Có khả năng tổ chức thành các hợp tác xã, trang trại lớn - Có triển vọng thực hiện GAP - ĐBSCL đã có những tiến bộ kỹ thuật cao về XLRH trái vụ, IPM

- Vùng có ưu thế nhất của Tỉnh An Giang để phát triển cây xoài, cây ăn trái tập trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

RỦI RO

- Điều kiện thời tiết: Mưa nhiều ảnh hưởng mạnh đến việc XLRH trái vụ. - Giá cả bị cạnh tranh mạnh với xoài nước ngoài nhập vào.

(4)Rủi ro

Hai rủi ro lớn nhất trong ngành trồng xoài ở vùng nghiên cứu là mưa nhiều và sự cạnh tranh về xoài chất lượng cao của xoài phẩm chất cao trong nước ngoài nhập vào.

- Mưa nhiều ảnh hưởng đến sựđậu trái trong mùa thuận và làm hư bông khi XLRH trong mùa nghịch.

- Sự cạnh tranh của xoài phẩm chất cao trong nước như: cát Hoà Lộc, Tứ Quí và Thái Lan nhập vào làm cho giá xoài Thanh Ca của vùng giảm giá mạnh dẫn đến lỗ vốn làm cho các nông hộ không còn hứng thú đầu tư vào phát triển cây xoài. Đây là nguy cơ trước mắt mà các nông dân tham dựđều đồng ý.

4.7.2 Chiến lược SWOT

Từ những kết quả có được trong các ý kiến từ Bảng 4.10, chúng tôi phân tích và đề nghị hai chiến lược cơ bản SWOT nhằm phát huy và hoàn thiện mô hình vườn xoài ở vùng nghiên cứu gồm:

4.7.2.1Chiến lược SO: Phát huy nhng thun li và cơ hi để phát trin mô hình vườn xoài

Dựa vào tiềm năng và lợi thế tương đối, cần thiết phải quy hoạch tổng thể toàn vùng trở thành vùng chuyên canh xoài và cây ăn trái tập trung có quy mô lớn với những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt dựa trên những kỹ thuật tiên tiến về canh tác, phòng trừ dịch hại tổng hợp, xử lý ra hoa mùa nghịch. Từ đó, mới có thể có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP cạnh tranh được với thị trường thế giới.

4.7.2.2 Chiến lược WT: Khc phc khó khăn và ri ro để hoàn thin mô hình vườn xoài

Hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh cây ăn trái, thay thế xoài Thanh Ca bằng giống xoài mới năng suất cao, phẩm chất ngon đồng thời mở lớp huấn luyện kỹ thuật tiên tiến về các vấn đề liên quan đến mô hình trồng xoài cho nông hộ, cũng góp nhằm khắc phục rủi ro do thời tiết, cải thiện chất lượng trái và hạ giá thành để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.

4.8Phân tích xu hướng phát triển kinh tế vườn xoài

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm PRA và ý kiến của chính quyền địa phương, có thểđưa ra xu hướng phát triển mô hình kinh tế vườn xoài ở vùng nghiên cứu trong tương lai theo Bảng 4.10 như sau:

(1)Trong tương lai gần

- Nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài vì cây xoài chỉ là cây phụ cho thu nhập thấp, trong khi đó trồng lúa 2 vụ vẫn còn mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ. Tuy nhiên, một số hộ khác (hộ giàu, hộ có kỹ thuật) đã bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan, sầu riêng, ca cao, mít Mã Lai, ổi ruột hồng, ổi không ruột,…

- Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận để tăng thu nhập và bắt đầu áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa xoài mùa nghịch.

- Bắt đầu cải tạo vườn xoài Thanh Ca tạp thành vườn xoài giá trị cao và mở rộng mô hình VAC.

(2)Trong tương lai xa

- Xu hướng hợp tác hoá ngành trồng xoài tại điểm nghiên cứu, cũng như các vùng trồng cây ăn trái khác ởĐBSCL bằng các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và trang trại.

- Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài và áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài.

- Do yêu cầu khách quan của mô hình chuyên canh cây ăn trái, trong đó có cây xoài là thế mạnh của vùng, nên nhà nước sẽ xây dựng hồ chứa nước trên núi để tưới cho hệ thống cây ăn trái và hệ thống bơm tưới để lấy nước từ các kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho vùng ruộng trên.

- Dự kiến sẽ phát triển hệ thống SALT 4 (Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ) trên núi Dài nhằm mục đích sản xuất bền vững và kết hợp du lịch sinh thái vườn.

Bảng 4.10: Dự báo các yếu tố liên quan đến tương lai phát triển kinh tế vườn xoài ở vùng nghiên cứu

Tương lai gần Tương lai xa

1. Trồng lúa vẫn còn là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài.

2. Bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng, ca cao, mít, ổi

3. Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận.

4. Bắt đầu áp dụng kỹ thuật ra hoa xoài mùa nghịch

5. Phát triển mô hình VAC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Cải tạo vườn tạp xoài Thanh Ca

1. Trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái, Xoài Đài Loan, xoài Tứ Quý, sầu riêng, ca cao. 2. Áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài. 3. Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài.

4. Tổ chức hợp tác hoá ngành trồng xoài và cây ăn trái giá trị cao như tổ hợp tác, HTX và trang trại.

5. Xây dựng hồ chứa nước trên núi, hệ thống bơm nước tưới cho cây xoài và cây ăn trái ruộng trên.

6. Phát triển SALT 4: Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ trên núi Dài.

4.9Phân tích nguồn lực và kinh tế hộ

4.9.1 Nguồn lực nông hộ

4.9.1.1Ngun lc lao động

(a) Dân tộc, tuổi, kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ

Số chủ hộở nhóm tuổi 51 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 30,8%; kếđến nhóm tuổi 41 – 50 (29,6%), nhóm 31 – 40 chiếm tỉ lệ 19,2%; nhưng quá lớn tuổi như nhóm 61- 70 chỉ chiếm 12,2%) hoặc quá nhỏ tuổi nhóm 20-30 ít nhất chiếm 8,2% (Hình 4.6). Theo Hình 4.7, có đến 36,2% số chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ 1– 10 năm, từ 11–20 năm và 31-40 năm chiếm tỉ lệ khá (22,1%) và (20,09%); từ 21- 30 chiếm 19, 3%; thấp nhất là nhóm > 40 năm (1.5%). Trung bình số năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các chủ hộ cao (20,4 năm).

Từ kết quảở Bảng 4.11 cho thấy tuổi (48,5 tuổi) và kinh nghiệm sản xuất (21,4 năm) của chủ hộ nhóm giàu đều cao hơn 2 nhóm còn lại. Chứng tỏ, tuổi và kinh nghiệm có tương quan thuận với mức độ thành công trong sản xuất và là cơ sở cần thiết để mạnh dạn đưa ra các mô hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả. Cũng theo Bảng 4.11 cho thấy rằng tuổi trung bình của chủ hộ giàu là 48,5 và tỉ lệ 2 nhóm tuổi từ 51 - 60 chiếm cao nhất 30.8% (Hình 4.6). Điều nầy chứng tỏ các hộ giàu có độ tuổi trên 50 chiếm phần lớn.

8.2% 19.2% 29.6% 30.8% 12.2% 20-30 31-40 41-50 51-60 61-70 36.2% 22.1% 19.3% 20.9% 1.5% 1-10,0 11,0-20 21-30 31-40 > 40 Hình 4.6: T l nhóm tui ch h Hình 4.7: T l s năm kinh nghim ch h

Theo Bảng 4.11 nếu tính trung bình chung 3 nhóm hộ thì tỉ lệ chủ hộ người Khmer chiếm 54,5%, người Kinh chiếm 45,4%, song nhóm hộ nghèo Khmer là 72,7% cao hơn mức trung bình, còn tỉ lệ hộ Khmer ở nhóm hộ giàu thấp hơn chỉ chiếm 42,5% so với nhóm hộ giàu người Kinh là 56,9%; nhóm hộ Khmer khá (48,2%) cũng thấp hơn người Kinh (52,2%). Điều nầy cho thấy mức sống của hộ người Khmer thấp hơn nhiều so với người Kinh dẫn đến hệ quả là các quyết định sản xuất kém quyết đoán do điều kiện kinh tế thấp chi phối.

Bảng 4.11: Tuổi, kinh nghiệm chủ hộ, dân tộc, nhân khẩu và lao động hộ

Nhóm h Tui (Năm) Kinh nghim ( Năm ) Dân tc Nhân khu (Người) Lao động (Người) Kinh (%) Khmer (%) -TB chung 48,0 20,4 45,4 54,5 4,7 3,1 - Giàu 48,5 21,4 56,9 42,5 4,6 3,3 - Khá 48,1 20,4 52,2 48,2 4,8 3,2 - Nghèo 47,4 19,5 27,1 72,7 4,7 2,9 Trình độ học vấn cấp tiểu học chiếm phần lớn đối với chủ hộ vùng nghiên cứu là 54,5%, cơ sở 29,5%, trung học (5,1%) và đại học quá ít (0,4%). Tỉ lệ mù chữ rất cao chiếm 11,3% trong đó chủ hộ dân tộc Khmer chiếm phần lớn (Bảng 4.12). Điều nầy ảnh hưởng mạnh đến trình độ tiếp thu kỹ thuật mới và quyết định sản xuất của chủ hộ.

Bảng 4.12: Trình độ học vấn của chủ hộ và thành viên Đvt: % Trình độ học

vấn

TB 3 nhóm Giàu Trung bình Nghèo Chủ hộ Thành viên Chủ hộ Thành viên Chủ hộ Thành viên Chủ hộ Thành viên - Mù chữ 11,3 21,8 7,1 17,9 9,3 22,8 17,4 24,8 - Tiểu học 54,5 29,3 41,7 28,7 54,3 23,6 67,6 35,6 - Cơ sở 29,5 31,4 47,6 32,4 28,1 31,1 12,9 29,9 - Trung học 5,1 12,1 4,2 14,3 9,8 14,8 1,2 7,3 - Đại học 0,4 4,9 1,3 4,8 0,0 6,6 0,0 3,2 61-70 20-30 31-40 41-50 51-60 >40 1-10 11-20 21-30 31-40

a. Nhân khẩu, lao động và trình độ học vấn thành viên nông hộ

Thành viên trong gia đình bình quân 4,7 nhân khẩu, với số lao động trực tiếp khá cao 3,1 lao động/ hộ. Nhóm hộ nghèo số nhân khẩu cao hơn do đông con còn nhỏ nên số lao động thấp hơn so với nhóm hộ giàu và nhóm hộ trung bình nên làm hạn chế sức sản xuất của nông hộ. Trình độ học vấn cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất 31,4%, tiểu học 29,3%; trung học thấp 12,1%; đại học rất thấp 4,9% và còn một tỉ lệ mù chữ 21,8% cao hơn tỉ lệ mù chữ của chủ hộ nên góp phần ảnh hưởng đến việc tiếp thu kỹ thuật nông nghiệp của nông hộ (Bảng 4.12).

4.9.1.2 Ngun lc đất đai

Diện tích đất vườn tạp của nông hộ khá cao, trung bình vùng nghiên cứu là 0,47 ha/ hộ; đất ruộng 1,17 ha/ hộ cho thấy nguồn lực đất đai của nông hộ khá, chỉ cần có vốn đầu tư, canh tác hợp lý, đúng kỹ thuật sẽđạt hiệu quả sản xuất cao. Diện tích đất thổ cư bình quân 300 m2/ hộ là điều kiện tốt để các hộ chăn nuôi gia đình, trồng cây ăn trái hay đào ao nuôi cá, trồng rau tăng thu nhập hằng ngày. Diện tích đất ruộng của nhóm hộ giàu là 2,23 ha gấp 6,1 lần hộ nghèo (0,37 ha) và gấp 2,4 lần nhóm hộ khá (0,92) ha (hình 4.8) 1.17 2.23 0.92 0.37 0.47 0.62 0.54 0.24 0.03 0.06 0.03 0.01 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

trung bình giàu khá nghèo

Nhóm hộ Di n t íc h ruộng vườn thổ cư Hình 4.8: Diện tích đất sở hửu của nông hộ

Hộ giàu có đất canh tác nhiều càng có điều kiện phát triển kinh tế và thu nhập nhiều. Nhóm hộ có diện tích đất lúa < 1 ha chiếm cao nhất 71,1%; nhóm từ 1,1 – 2 ha chiếm 15,9%. Nhóm hộ 2,1 -3 ha là 7,5% và từ 3,1 – 4 ha ít nhất là 6,5% (Hình 4.9).. 71.1% 15.9% 7.5% 6.5% 0-1 Ha

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 58)