Qua Bảng 4.25 cho ta thấy kích thước trái xoài rất biến động ở các lần lấy chỉ tiêu như sau:
Bảng 4.25: Kích thước trái các lần lấy chỉ tiêu đvt: cm Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Các lLần 3 ần lấy chLỉầ tiêu n 4 Lần 5 Lần 6
Đối chứng không bao 4.152ab 4.872a 5.180 b 5.204 c 5.522 b 5.762 b Bao giấy dầu 4.452a 5.024a 5.370 b 5.592 b 5.782 b 6.128 b Bao Nilon (bao trắng) 3.914 bc 5.134a 5.838a 6.250a 6.454a 6.680a Bao Đài Loan (bao đen) 3.492 c 4.716a 5.808a 6.314a 6.656a 6.866a
Mức ý nghĩa * ns * * * * * * * * CV (%) 9.62% 7.92% 5.38% 4.42% 4.19% 5.08%
Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan; * = khác biệt ý nghĩa 5%; ** = khác biệt ý nghĩa 1%; ns = không có sự
khác biệt.
+ Lần 1: Kích thước trái ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt ý nghĩa. Tuy nhiên, ta thấy kích thước trái giữa nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) và nghiệm
thức đối chứng không bao thì có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, giữa nghiệm thức bao giấy dầu và nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) thì cũng có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời giữa nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) và nghiệm thức bao giấy dầu cũng có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. + Lần 2: Nhìn chung, kích thước trái ở các nghiệm thức hoàn toàn không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, ta thấy kích thước trái ở các nghiệm thức có sự biến động tương đối từ nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là 4.716 cm đến nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) là 5.134 cm.
+ Lần 3: Nhìn chung, kích thước trái ở các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, ta thấy kích thước trái có sự khác biệt nhau ở hai nhóm nghiệm thức: Nghiệm thức bao giấy dầu và nghiệm thức đối chứng không bao với nhóm nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) và bao Nilon (bao trắng) ở mức ý nghĩa 1%. Nhưng bên cạnh đó rõ nét nhất: Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) 5.808 cm với nghiệm thức đối chứng không bao là 5.180 cm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
+ Lần 4: Nhìn chung, kích thước trái ở các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên, ta thấy kích thước trái ở nghiệm thức đối chứng không bao có sự khác biệt với cả 2 nghiệm thức: Nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) và bao Đài Loan (bao đen) ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, ta cũng thấy ở nghiệm thức bao giấy dầu cũng có sự khác biệt với cả 2 nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) và nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) ở mức ý nghĩa 1%.
+ Lần 5: Nhìn chung, kích thước trái ở các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, kích thước trái có sự khác biệt nhau ở hai nhóm nghiệm thức: Nghiệm thức bao giấy dầu và nghiệm thức đối chứng không bao với nhóm nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) và bao Nilon (bao trắng) ở mức ý nghĩa 1%. Nhưng bên cạnh đó thấy rõ nét nhất: Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) 6.656 cm với nghiệm thức đối chứng không bao là 5.522 cm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
+ Lần 6: Nhìn chung, kích thước trái ở các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, kích thước trái có sự khác biệt nhau ở hai nhóm nghiệm thức: Nghiệm thức bao giấy dầu và nghiệm thức đối chứng không bao với nhóm nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) và bao Nilon (bao trắng) ở mức ý nghĩa 1%. Nhưng nghiệm thức rõ nét nhất là: Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) 6.866 cm với nghiệm thức đối chứng không bao là 5.762 cm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.25).
Ngoài ra, sự khác biệt kích thước trái còn được thể hiện qua Hình 4.16, ở các nghiệm thức có sự biến động qua các lần lấy chỉ tiêu:
+ Nghiệm thức đối chứng không bao: ta thấy kích thước trái ở lần 1 và lần 2 khá cao so với các nghiệm thức còn lại. Kích thước trái tăng trưởng tương đối đồng đều qua các lần lấy chỉ tiêu. Tuy nhiên, các lần lấy chỉ tiêu ở lần 3, 4, 5 và lần 6 ta thấy kích thước trái đều có sự tăng trưởng nhưng mức độ tăng trưởng chậm hơn và thấp nhất so với 3 nghiệm thức: Bao giấy dầu, bao Nilon (bao trắng) và bao Đài Loan (bao đen).
+ Nghiệm thức bao giấy dầu: Ở lần lấy chỉ tiêu đầu tiên trái đạt kích thước cao nhất là 4.452 cm. kích thước trái cũng có sự tăng trưởng qua các lần lấy chỉ tiêu.
Nhưng các chỉ tiêu ở lần 3, 4, 5 và lần 6 ta thấy trái có sự tăng trưởng chậm hơn so với 2 nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) và bao Đài Loan (bao đen) và tăng trưởng nhanh hơn so với nghiệm thức đối chứng không bao.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lặp lại Kí ch th ướ c t rái ( cm ) Đối chứng không bao Bao giấy dầu Bao Ni Long(bao trắng) Bao Đài Loan (bao đen)
Hình 4.16: Kích thước trái qua các lần lấy chỉ tiêu
+ Kích thước trái của bao Nilon (bao trắng) ở các chỉ tiêu từ lần 1 đến lần 6 đều tăng trưởng. Tuy nhiên, ta thấy:
- Ở lần 1 kích thước trái thấp hơn so với 2 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng không bao và bao giấy dầu, nhưng cao hơn nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen).
- Ở lần 2 và lần 3 ta thấy kích thước trái đạt cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.
- Đối với lần 4, 5 và lần 6 trái vẫn phát triển ở mức cao so với 2 nghiệm thức đối chứng không bao và nghiệm thức bao giấy dầu, nhưng thấp hơn nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen).
+ Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) ta thấy trái có sự phát triển nhanh về kích thước ở lần lấy chỉ tiêu lần 1 và lần 2 trái có kích thước nhỏ nhất so với 3 nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, ở các lần lấy chỉ tiêu sau thì trái đạt kích thước cao nhất so với 3 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng không bao, bao giấy dầu và nghiệm thức bao Nilon (bao trắng).
Kết luận: Qua Bảng 4.25 và Hình 4.16, thì ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) qua các lần lấy chỉ tiêu ở lần 4, 5 và lần 6 có kích thước trái phát triển nhanh và cao nhất.Còn ở nghiệm thức bao giấy dầu và bao Nilon (bao trắng) phát triển chậm hơn.Đối với nghiệm thức đối chứng không bao có kích thước trái thấp nhất so với ba nghiệm thức còn lại.
4.10.3.3 Tỷ lệ trái phân loại theo trọng lượng khi thu hoạch
Tỷ lệ phân loại trái ở thời điểm thu hoạch (theo Nguyễn Bảo Vệ & Trần Thị Kim Ba, 2002) cho kết quả như sau:
Bảng 4.26: Phân loại trái theo trọng lượng khi thu hoạch đvt: % Nghiệm thức Tỷ lệ trái được phân loại khi thu hoạch
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Đối chứng không bao 0.00 18.7 81.3
Bao giấy dầu 2.80 44.4 52.8
Bao Nilon (bao trắng) 10.8 51.4 37.8
Bao Đài Loan (bao đen) 23.9 26.1 50.0
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% Loại 1 Loại 2 Loại 3
Đối chứng không bao Bao giấy dầu Bao Nilon (bao trắng) Bao Đài Loan (bao đen)
Hình 4.17: Tỷ lệ trái được phân loại theo trọng lượng khi thu hoạch
Qua kết quả ở Bảng 4.26 và Hình 4.17 ta thấy đối với xoài loại 1, thì ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) chiếm tỷ lệ cao nhất là 23.9% so với 3 nghiệm thức: nghiệm thức bao giấy dầu là 2.8%, nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) là 10.8% và nghiệm thức đối chứng không bao là 0%, cho ta thấy qua 4 nghiệm thức thì nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) ở xoài loại 1 là cao nhất. Ở xoài loại 2, ta thấy ở nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) chiếm tỷ lệ cao nhất là 51.4% và ở nghiệm thức đối chứng không bao chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18.7%. Đối với xoài loại 3, ta thấy nghiệm thức đối chứng không bao chiếm tỷ lệ cao nhất là 81.3% và ở nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 37.8%.
Kết luận: Qua Bảng 4.26 và Hình 4.17 cho thấy:
+ Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) có số trái được phân loại theo trọng lượng chiếm tỷ lệ cao nhất ở xoài loại 1.
+ Ở xoài loại 2 nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) chiếm tỷ lệ cao nhất. + Tỷ lệ cao nhất ở xoài loại 3 là nghiệm thức đối chứng không bao.
4.10.3.4 Tỷ lệ trái bị hao hụt ở các nghiệm thức
Qua Bảng 4.27 và Hình 4.18 tỷ lệ trái bị mất đi và số trái còn lại ở các nghiệm thức được ghi nhận như sau:
Ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) qua các lần lấy chỉ tiêu thì số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 2%, chiếm tỷ lệ xoài còn lại 98% so với 3
nghiệm thức: bao giấy dầu số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 11.33% tỷ lệ trái còn lại 88.67%, nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 13.33% tỷ lệ trái còn lại 86.67% và nghiệm thức đối chứng không bao số trái bị sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái gây hại 16% tỷ lệ xoài còn lại 84%.
Bảng 4.27: Tỷ lệ trái bị hao hụt qua các lần lấy chỉ tiêu đvt: % Nghiệm thức Các lần lấy chỉ tiêu
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Đối chứng không bao 0.0 2.0 10 16 32 36
Bao giấy dầu 0.0 2.0 8.0 8.0 22 28
Bao Nilon (bao trắng) 0.0 4.0 10 16 24 26 Bao Đài Loan (bao đen) 0.0 0.0 0.0 2.0 4.0 6.0
75 80 85 90 95 100
Đối chứng không bao Bao giấy dầu Bao Nilon (bao trắng) Bao Đài Loan (bao đen) Nghiệm thức Ph ầ n t r ă m( % ) 86.67b 88.67b 84.00b 98.00a Hình 4.18: Tỷ lệ trái còn lại ở các nghiệm thức
Từ kết quả trên cho thấy nghiệm thức ở các loại bao: Bao Đài Loan (bao đen), bao giấy dầu và bao Nilon (bao trắng) thì tỷ lệ trái bị hao hụt ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là thấp nhất (2%) và bao Nilon (bao trắng) có tỷ lệ trái bị hao hụt nhiều hơn 2 loại bao: Bao Đài Loan (bao đen) và giấy dầu, nguyên nhân do vật liệu ở bao Nilon (bao trắng) mỏng hơn so với vật liệu ở 2 loại bao kia nên dễ bị rách khi có mưa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái tấn công làm trái hư và rụng. Bên cạnh đó, nghiệm thức đối chứng không bao do không được bao trái nên dẫn đến sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái dễ dàng gây hại làm trái bị hao hụt nhiều nhất so với 3 nghiệm thức trên.
Kết luận: qua các nghiệm thức chỉ có nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) là có hiệu quả nhất đối với sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái.
Qua Hình 4.19 đồ thị cho thấy hàm lượng đường ở các nghiệm thức dao động từ 14.63 % - 15.87%. Hầu hết sựưa thích về mặt cảm quan của các loại quả chính là nhờ sự hàm lượng đường tạo vị ngọt. Hàm lượng đường thay đổi trong suốt quá trình chín và sau thu hoạch. Sự thay đổi về chất lượng và số lượng đường sẽ làm thay đổi vị của quả. Qua thí nghiệm cho thấy đối với nghiệm thức bao giấy Đài Loan trắng có hàm lượng đường cao nhất 15.87% có so với các nghiệm thức khác. Trong 3 nghiệm thức còn, nghiệm thức đối chứng (14.63%), nghiệm thức bao giấy dầu (14.99%) và nghiệm thức bao giấy Đài Loan đen lại có hàm lượng đường tương đương nhau.
1.87 2.25 1.87 1.62 14.67 16.27 14.63 14.99 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 ĐC Giấy dầu Bao đen Bao trắng Nghiệm thức Ph ầ n t r ă m ( % ) Acid Đường tổng
Hình 4.19 Hàm lượng đường và Acid trong trái
Hàm lượng acid thay đổi theo độ chín, thường giảm khi quả chín. Acid hữu cơ giảm xuống, một mặt là do cung cấp cho quá trình hô hấp, mặt khác nó còn tác dụng với rượu sinh ra trong quảđể tạo thành các ester làm cho quả có mùi thơm đặc biệt. Nhưng đối với thí nghiệm này phân tích hàm lượng Acid ở các nghiệm thức cùng thời điểm cho thấy hàm lượng acid biến thiên từ 1.62% đến 2.25%. Trong đó nghiệm thức bao giấy dầu hàm lượng acid 2.25% là chua nhất và nghiệm thức bao giấy Đài Loan trắng có hàm lượng acid thấp nhất là 1.62% ít chua nhất so với các nghiệm thức khác.
4.10.3.6 Chỉ sốĐường/Acid của xoài
Qua Hình 4.20 cho thấy hàm lượng đường/acid của các nghiệm thức từ 6.73 đến 10.04. Từ kết quả cho thấy chỉ số đường/acid của nghiệm thức bao giấy dầu (6.73) và nghiệm thức bao đài trắng (10.04) so với nghiệm thức đối chứng (7.86) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kế. Từ đó cho thấy nghiệm thức báo giấy trắng xoài có vị chua nhẹ và các nghiệm thức còn lại xoài có vị chua (Theo tiêu chuẩn Trần Xuân Ngạch, 2007).
10.04b 7.85a 6.73b 7.86a 0 2 4 6 8 10 12 ĐC Giấy dầu Bao đen Bao trắng Nghiệm thức Ch ỉ s ố Đư ờ ng/ A ci d Hình 4.20 Chỉ sốĐường/Acid 4.10.3.7 Hiệu quả kinh tếở các nghiệm thức
Qua Bảng 4.28 cho thấy hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức như sau: + Nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) có lợi nhuận thu được 877.500 đồng, với lợi nhuận bình quân là 177.500 đồng /cây đạt hiệu quả cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.
Bảng 4.28: Hiệu quả kinh tếở các nghiệm thức đvt: đồng Nghiệm thức Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận Lợi nhuận /cây
Đối chứng không bao 330.000 437.500 107.500 21.500
Bao giấy dầu 340.000 900.000 560.000 112.000 Bao Nilon (bao trắng) 357.500 1.137.500 780.000 156.000
Bao Đài Loan (bao đen) 385.000 1.262.500 877.500 175.500 + Nghiệm thức đối chứng không bao có lợi nhuận thu được 107.500 đồng, với lợi nhuận bình quân là 21.500 đồng /cây có hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các nghiệm thức: Nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) (780.000 đồng), bao giấy dầu (260.000 đồng) và bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).
+ Nghiệm thức bao giấy dầu đạt lợi nhuận 560.000 đồng, với lợi nhuận bình quân là 112.000 đồng /cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nghiệm thức đối chứng không bao. Tuy nhiên có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với 2 nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) (780.000 đồng) và nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).
+ Nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) đạt lợi nhuận thu được 780.000 đồng, với lợi nhuận bình quân là 156.000 đồng /cây có hiệu quả kinh tế cao hơn so với 2 nghiệm thức bao giấy dầu (560.000 đồng) và nghiệm thức đối chứng không bao (107.500 đồng). Nhưng bên cạnh đó có hiệu quả kinh tế thấp hơn nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) (877.500 đồng).
Kết luận: Qua quá trình thí nghiệm cho ta thấy ở nghiệm thức bao Đài Loan (bao đen) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, kếđến là nghiệm thức bao Nilon (bao trắng) và nghiệm thức bao giấy dầu. Cuối cùng nghiệm thức đối chứng không bao có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Điều này cho thấy nên sử dụng loại bao Đài Loan (bao đen) trong quá trình bao trái là có hiệu quả nhất (Bảng 4.28).
4.10.3.7 Qui trình xử lý ra hoa và bao trái xoài Cát Hòa Lộc
Qua kết quả phân tích về trọng lượng trái, hiệu quả kinh tế và tác dụng giảm bớt sâu bệnh của biện pháp kỹ thuật bao trái có thểđưa ra khuyến cáo qui trình áp dụng theo từng công đoạn như sau:
(1) Tỉa cành
Ngay sau đợt thu hoạch cần thiết phải tỉa cành: cành mang trái năm trước để tạo điều kiện cho việc đâm chồi mới, cành sâu bệnh, cành vượt trong thân, tán lá giúp tránh làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh về sau.
(2) Bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh giai đoạn ra lá non
Đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, làm cỏ vệ sinh vườn bón phân NPK cho cây xoài với liều lượng từ 1 (cây dưới 10 tuổi) đến 2 kg (cây lớn tuổi hơn) để giúp cây ra đọt và lá non. Khi cây ra đọt, nhất thiết phải phun thuốc ngừa bọ cắt lá, sâu đục chồi bằng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Alika hay Polytrin 10 cc/ bình 8 lít) và phun ngừa bệnh thán thư bằng Mancozeb 80WP (15-30 g/ 8 lít, 7-10 ngày/ lần). Chú ý tỉa các cành vượt, cành giao tán, cành trong thân, tán lá không hợp lý với mục đích là tạo sự phân bố đều các cành trong không gian để cây nhận đủ ánh sáng và thông thoáng.
(3) Xử lý ra hoa
- Đầu tháng 9 bắt đầu phun thuốc XLRH với 2 loại thuốc từ kết quả thí nghiệm phun: 300 g nitrat kali (100 g Fotfer+ 50 g Manzate + 16 cc Sumicidine (pha