Bọ cắt lá thường gây hại khi xoài đang ra lá non. Trên cây, các lá non bị cắt gần cuống lá, dài khoảng 1/3 chiều dài lá, vết cắt sắc, gọn. Phần lá bị cắt rơi xuống gốc. Thành trùng cắt lá non làm cây mất lá, ảnh hưởng đến sự ra bông. ỞĐồng Bằng Sông Cửu Long, bọ cắt lá thường gây hại vào các tháng 1 - 4. Lúc này, thời tiết hanh, khô, xoài đang ra lá non, trái đang phát triển. Do đó, nếu bọ cắt lá nhiều, sẽảnh hưởng đến phẩm chất và năng suất xoài trái.
Thành trùng cái đẻ trứng trong mô lá dọc theo gân chính lá non. Đầu tiên bọ
tạo một khe nhỏ trong mô lá, trứng, dài khoảng 0,5 mm, được đẻ từng quả một vào các khe này. Trung bình một lá non có từ 10 - 30 trứng, con cái có thểđẻ liên tục 200 - 450 trứng trong suốt giai đoạn đẻ trứng kéo dài 30 - 36 ngày. Sau khi đẻ xong, thành trùng cắt ngay lá gần cuống, phần lá bị cắt mang trứng rơi xuống đất, các giai
thực vật bên dưới tán cây nếu gặp điều kiện thuận lợi về ẩm độ, bọ cắt lá sẽ hoàn thành vòng đời. Giai đoạn trứng kéo khoảng 2 ngày. Sau khi nở, ấu trùng đục từ gân chính ra mép lá, giai đoạn ấu trùng dài khoảng 1 tuần, gồm 3 tuổi. Ấu trùng trưởng thành dài khoảng 5 mm, thoát khỏi vết đục trên mép lá và hóa nhộng trong đất. Để
hóa nhộng, ấu trùng đào lỗ dưới đất để tạo kén. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 9 ngày. Thành trùng dài khoảng 5 mm, bay khỏi mặt đất và tiếp tục gây hại. Giai đoạn thành trùng dài khoảng 30 - 35 ngày. Sự vũ hóa của thành trùng trong các tháng khô thường trùng hợp với các cơn mưa và các đợt ra các lá non mới. Như vậy phần lớn các giai đoạn sinh trưởng của bọ cắt lá xảy ra dưới mặt đất, do đó nếu điều kiện đất bên dưới tán cây không thích hợp (quá ẩm ướt hay quá khô) thì sẽ hạn chế phần nào sự sinh trưởng, phát triển của bọ cắt lá.
Thu, nhặt lá và tiêu hủy để giảm mật số lứa sau; xới đất dưới tán cây để diệt
ấu trùng và nhộng ; nếu vườn bị nhiễm nặng nên luân phiên dùng thuốc gốc lân hữu cơ như Dragon 585EC hoặc gốc cúc tổng hợp như Sec Saigon 50EC, nên phun ít 2 - 3 lần mỗi khi xoài ra đọt rộđể bảo vệ các lá còn lại (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).