Tình hình chung sâu bệnh trong vườn xoài thí nghiệ m

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 77)

Đối với xoài tình hình dịch hại diễn biến phức tạp. Do đó, ở xoài từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch thì có rất nhiều sâu bệnh xuất hiện gây hại làm cho trái xoài bị hư và rụng khi còn non cho đến lúc thu hoạch, làm giảm phẩm chất trái và sản lượng. Thí nghiệm được thực hiện tại vườn vào thời điểm tháng 12 năm 2010, trong điều

kiện xử lý ra hoa xoài, thì tình hình dịch hại trên xoài cũng rất đa dạng và phong phú, chúng tấn công gây hại ở từng giai đoạn khác nhau như:

+ Giai đoạn lá: nhất là lúc xoài đang ra lá non, thì bị bọ cắt lá (Deporaus marginatus) tấn công gây hại, chúng cắt lá non làm cây mất lá ảnh hưởng đến sự ra bông của xoài. Nếu bị bọ cắt lá nhiều, sẽảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Ngoài ra ở giai đoạn này còn gặp phải bệnh đốm bồ hóng (do nấm Capnodium mangiferae) tấn công làm lá giảm đi sự quang hợp, làm rụng trái non, giảm giá trị thương phẩm của trái.

+ Giai đoạn ra hoa: vào giai đoạn này, trên xoài thường gặp nhất là rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus) và sâu ăn bông (Thalassodes falsaria), chúng tấn công vào cuống bông và chích hút nhựa bông, làm bông khô và rụng, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái.

+ Giai đoạn trái: ở giai đoạn này xoài thường gặp phải sâu đục trái (hột) (Noorda albizonalis), chúng tấn công gây hại trên trái xoài non, hột còn mềm (giai đoạn hột sen) và kéo dài đến khi thu hoạch. Nếu bị nhiễm nặng, năng suất có thể giảm đến 50%. Ngoài sâu đục trái (hột) gây hại, trái ở giai đoạn này thường bị bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides), bệnh da lu da cám (do nhện đỏ), bệnh đốm da ếch (do nấm Chactothyrium) tấn công gây hại.

+ Giai đoạn chín đến thu hoạch: vào giai đoạn này, trên xoài bị ruồi đục trái (Dacus dorsalis Hendel) tấn công rất mạnh, chúng chích hút qua da trái nơi tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái, đẻ trứng vào bên trong, sau vài ngày trứng nở thành ấu trùng (dòi). Khi ấu trùng càng lớn, càng đục sâu vào bên trong thịt trái, làm trái bị hư, thối và ứa nước ra ngoài dẫn đến năng suất và chất lượng của xoài giảm.

Tóm lại: trong thí nghiệm chúng tôi ghi nhận được nhiều loại sâu hai: bọ cắt lá, rầy bông xoài, sâu ăn bông, sâu đục trái (hột), ruồi đục trái và nhiều bệnh hại: Bệnh đốm bồ hóng, thán thư, da lu da cám và đốm da ếch trên xoài, trong đó có hai đối tượng gây hại chủ lực đối với xoài là sâu đục trái (hột) và ruồi đục trái.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)