Luật KTNN ra đời đã khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan KTNN, là
“cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng KTNN trở thành một công cụ mạnh của Nhà nước, góp phần làm minh bạch và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
KTNN có tính độc lập riêng, không thuộc hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Việc tách kiểm tra tài chính ra khỏi phạm vi các cơ quan đó về
mặt thiết chế sẽ đảm bảo cho người kiểm tra và người bị kiểm tra không đồng nhất với nhau và giữđược một khoảng cách tối thiểu nhất định giữa họ với nhau.
30
Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ và thiết chế của KTNN.
1.3.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của Kiểm toán Nhà nước
KTNN đã và đang hoàn thiện về mặt tổ chức bộ máy quản lý, năm 2008
đã đánh dấu bước phát triển mới của KTNN, năng lực kiểm toán được tăng cường đáng kể. Thực hiện Nghị quyết số 1123/2007/NQ-UBTVQH12 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội khoá 12, KTNN đã thành lập và triển khai hoạt động thêm 04 cơ quan KTNN khu vực (từ khu vực VI đến khu vực IX) nhằm đáp
ứng ngày càng cao đối với kiểm toán ngân sách địa phương. Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã bổ nhiệm thêm 03 Phó Tổng KTNN, đảm bảo đủ
cơ cấu và số lượng cán bộ lãnh đạo cấp cao. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức cũng được củng cố, tăng cường với việc thành lập thêm các phòng thuộc các đơn vị tham mưu. Đến nay, sau 15 năm hoạt động, KTNN đã không ngừng củng cố hoàn thiện và phát triển bộ máy tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất bao gồm 25 đơn vị trực thuộc, trong đó: 06 đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, 07 KTNN chuyên ngành ở Trung ương, 09 KTNN khu vực đóng trên địa bàn các địa phương, 03 đơn vị sự nghiệp. Ngày 19/4/2010 UBTV Quốc hội đã có Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để KTNN hoàn thiện về tổ chức bộ máy và phát triển.
Hoạt động của KTNN góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả,
đồng thời ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ và tài sản quốc gia. Việc mở rộng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
đã giúp cho cơ quan KTNN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xứng đáng là công cụ kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước.
31