của Kiểm toán Nhà nước
Công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước đặt ra có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong công cuộc cải cách hành chính này, KTNN có vai trò rất quan trọng. Thông qua kiểm toán có đề cập tới hiệu quả và rủi ro của việc thành lập các cơ quan mới, các loại dịch vụ công, việc chi tiêu vào những loại công sản có giá trị lớn, chất lượng và tiêu chuẩn thực hiện các dịch vụ công...
Ngay sau khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành, toàn ngành Kiểm toán Nhà nước đã tập trung nhân lực và thời gian xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật, đồng thời lập kế hoạch cụ thể để hoàn thiện đồng bộ các quy trình kiểm toán; các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động kiểm toán; các Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước cũng như của từng đơn vị trực thuộc; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và gắn với phân công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể. Quá trình thực hiện Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán…đã tạo những chuyển biến trong các mặt hoạt động nói chung và công tác kiểm toán nói riêng; bước đầu
75
đã nâng cao chất lượng kiểm toán gắn với việc đẩy nhanh tiến độ kiểm toán trên cơ sở đẩy mạnh các giải pháp cải cách hành chính về mặt thể chế, thủ tục và trình tự xử lý.
Để đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, ngày 29/01/2008 Tổng KTNN đã ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-KTNN Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý của KTNN. Mục đích là tiếp tục thể chế hóa đường lối của Đảng nhằm thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của KTNN; xác
định những nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai thực hiện để xây dựng KTNN vững mạnh, chính quy và từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
phẩm chất, năng lực, hệ thống các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Kiểm toán Nhà nước với các nội dung về cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức KTNN, cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính.
Đối với nội dụng hiện đại hoá hành chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước giao cho Văn phòng KTNN chủ trì tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở
vật chất, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc đảm bảo hệ thống đồng bộ, trong đó chú trọng việc trang bị thiết bị phục vụ công tác kiểm toán, tăng cường các phương tiện, thiết bị thiết yếu cho công tác đảm bảo 100% cán bộ
76
nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán; phối hợp với Trung tâm Tin học KTNN hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi toàn ngành; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là tại các Kiểm toán Nhà nước khu vực và kết nối hệ thống toàn ngành; triển khai ứng dụng, khai thác các phần mềm đã có về cơ sở dữ liệu và quản lý văn bản; triển khai kịp thời Kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của KTNN đến năm 2010.
Trong định hướng phát triển kiểm toán, KTNN đẩy mạnh chất lượng kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch hoá, chuyên nghiệp, chính quy hoá và từng bước hiện đại hoá công tác kiểm toán, hoàn thiện tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Một trong số những nhiệm vụ cần tập trung là: - Tiêu chuẩn hóa, chính quy hóa, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa
để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán; xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, biểu mẫu, hồ sơ về kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với tất cả các lĩnh vực, ứng dụng công nghệ tin học vào trong hoạt động kiểm toán.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, biểu mẫu, hồ sơ kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với tất cả các lĩnh vực kiểm toán; xây dựng chuẩn mực kiểm toán phù hợp với Luật KTNN và thông lệ quốc tế; bổ
sung thêm các chuẩn mực phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán, bao gồm quy trình kiểm toán chung và các quy trình kiểm toán chuyên ngành, cụ thể hóa quy trình kiểm toán theo chuyên ngành hẹp phù hợp với các loại hình kiểm toán; xây dựng quy trình chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách các cấp hoặc mạnh hơn là kiểm toán dự toán để nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn dự toán ngân sách.
- Tăng cường công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán và đạo
đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực; tăng cường phân công, phân cấp
77
cho các đơn vị tham mưu và các KTNN chuyên ngành, khu vực trong công tác kiểm toán. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp liên quan đến hoạt
động kiểm toán, cụ thể là tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, lãnh đạo KTNN chuyên ngành và khu vực, lãnh đạo KTNN.