Kiểm toán Nhà nước
ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Do vậy, mỗi cơ quan khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Một trong những khâu (bước) quan trọng trong áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là phải xác định phạm vi áp dụng của hệ thống này. Người đứng đầu cơ quan cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình
đem lại lợi ích thiết thực cho cơ quan. Thực tế thời gian qua, một số cơ quan, tổ chức đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cũng gặp phải một số tồn tại trong quá trình triển khai khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2000 vào lĩnh vực hành chính, nguyên nhân là không có định hướng rõ ràng về phạm vi áp dụng.
Đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, kiểm soát chất lượng kiểm toán
đã được thừa nhận như một chức năng của quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp, là một trong những chuẩn mực kiểm toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Vì vậy, việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của các cơ quan KTNN. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán cũng cần xác định phạm vi áp dụng trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước.
Theo định nghĩa của “các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng” (TCVN) 5200 - ISO 9000, thì chất lượng là mức độ phù hợp của
78
sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”. Đối với hoạt động kiểm toán nhà nước, Kiểm toán Nhà nước cũng cần
đưa ra định nghĩa về chất lượng hoạt động kiểm toán nhà nước. Hiện nay tại chuẩn mực số 10: Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số
06/1999/QĐ-KTNN ngày 24/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà nước) không quy định về chất lượng hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, căn cứ Chuẩn mực số
10 này, chất lượng hoạt động kiểm toán nhà nước có thể xem xét dưới những nội dung sau:
- Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và
độ tin cậy của kết quả kiểm toán.
- Mức độ của đơn vị được kiểm toán thoả mãn và hài lòng về kết quả
kiểm toán để thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
- Hoạt động kiểm toán ở mỗi bước và mỗi giai đoạn đều phải được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo về mặt thời gian; từng bước công việc kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và kế
hoạch kiểm toán.
- Các hoạt động tham mưu, hỗ trợ hoạt động kiểm toán phải được thực hiện theo đúng chức trách, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán.
Muốn đạt được các mục đích nêu trên, chất lượng hoạt động kiểm toán nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Từ những nội dung, mục đích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán như trên, Kiểm toán Nhà nước xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc KTNN, gồm:
79
- Hoạt động tham mưu của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành.
- Hoạt động kiểm toán của các đơn vị KTNN chuyên ngành và khu vực. - Hoạt động sự nghiệp kiểm toán của các đơn vị sự nghiệp.
Xác định phạm vi áp dụng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn