Quan điểm của Nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 72)

Để thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủđã chỉ đạo xây dựng một chương trình cải cách hành chính có tính chiến lược, dài hạn của Chính phủ. Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Chương trình xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là

72

cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển

đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự

lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, một trong những mục tiêu cụ thể là “nền hành chính nhà nước được hiện đại hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động”. Nội dung cải cách tài chính công là

“Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả chỉ tiêu tài chính được công bố công khai”.

ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất của bộ ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu cơ

bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của tổ chức đó trong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.

Xác định được tầm quan trọng và hiệu quả của vấn đề này trong cải cách hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ- TTg ngày 20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

73

nước. Mục tiêu là: “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 được tiến hành thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công việc hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan, thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công”. Ngoài ra, Quyết định này cũng quy định thời gian thực hiện, nội dung các bước thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động khác có liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả

quản lý của bộ máy nhà nước, Chính phủđã có Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả

quản lý của bộ máy nhà nước. Chương trình hành động này đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước cần tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được phân công. Đối với nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ

tục hành chính - khâu đột phá của cải cách hành chính cần phải “công bố công khai các thủ tục và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết và thực hiện thuận lợi”. Về hiện

đại hoá hành chính “tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”.

Từ những phân tích, tổng hợp trên cho thấy quan điểm, chủ trương và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành cải cách hành chính, trong đó có cải cách hệ thống bộ máy nhà nước và phương thức hoạt động với mục tiêu cơ bản là xây dựng một bộ máy hành chính nhà nước có năng lực, hiệu lực và hiệu quả. Cải cách hành chính thể hiện hiệu lực và hiệu quả bằng chính chất

74

lượng của công việc và cách thức làm việc của cán bộ, công chức trong cơ

quan nhà nước. Chủ trương áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong quan hệ phối hợp và đơn giản hoá thủ tục giải quyết công việc giữa các bộ phận trong cơ quan và giữa cơ quan với các tổ

chức, cá nhân khác. Xây dựng được quy trình làm việc giúp cho lãnh đạo cơ

quan kiểm soát được quá trình giải quyết công việc theo thẩm quyền của mình. Mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo đó thực hiện đúng chức trách của mình, hơn nữa cũng tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức phát huy năng lực trình độ, trao đổi kinh nghiệm hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)