Về quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 58)

Trên thực tế, trong những năm qua, quản lý chất lượng hoạt động kiểm kiểm toán của KTNN được thực hiện qua nhiều cấp độ và nhiều chủ thể khác nhau như: tổ kiểm toán; đoàn kiểm toán; các đơn vị KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực; các đơn vị tham mưu giúp việc cho lãnh đạo KTNN và được thực hiện thường xuyên, đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải có những điều chỉnh thích hợp, đó là:

- Những quy định về quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán đang được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có tính tập trung, thống nhất làm cho hoạt động quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán còn gặp không ít khó khăn.

- Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện ở nhiều cấp độ

và nhiều chủ thể. Về mặt ưu điểm, chất lượng hoạt động kiểm toán được quản lý chặt chẽ, nhưng có vấn đề dễ gây chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý, phức tạp về thủ tục, mất nhiều thời gian cho hoạt động quản lý.

- Một số khâu của hoạt động kiểm toán, vai trò quản lý chất lượng hoạt

động kiểm toán của từng cấp quản lý chưa được phân biệt rõ ràng, hoặc chưa

58

Trưởng đoàn kiểm toán thì vai trò quản lý của Kiểm toán trưởng hầu như

không còn, chủ yếu chỉ còn vai trò quản lý của Trưởng đoàn kiểm toán. Trường hợp này, đã mất đi một khâu quản lý quan trọng đó là quản lý của Kiểm toán trưởng.

- Quản lý giám sát việc thực hiện chuẩn mực, quy trình nghiệp vụ kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi chép nhật ký kiểm toán, đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong Biên bản kiểm toán và Báo cáo kiểm toán ... trên thực tế khó có thể quản lý hết được đối với những cuộc kiểm toán có phạm vi, đối tượng kiểm toán rộng.

- Địa bàn kiểm toán rất rộng và thường triển khai đồng thời nhiều cuộc kiểm toán cùng một lúc, nên việc quản lý trực tiếp của Kiểm toán trưởng đối với các Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán và thành viên đoàn kiểm toán sẽ gặp khó khăn.

- Về tâm lý người thuộc đối tượng quản lý thường không muốn có sự

quản lý là một trở ngại khá lớn cho quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán. - Một số cán bộ có trách nhiệm quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán còn hạn chế hiểu biết về quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán là nguyên nhân rất cơ bản hạn chế chất lượng, hiệu quả quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán hiện nay.

Mặt khác, quy trình quản lý nằm rải rác và được xây dựng không trong một tổng thể, do vậy một số quy trình còn chưa gắn với chương trình hành

động vềđẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Kiểm toán Nhà nước nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của KTNN; xác định những nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai thực hiện để xây dựng KTNN vững mạnh, chính quy và từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ

phẩm chất, năng lực, hệ thống các đơn vị trực thuộc KTNN hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước

59

trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Ngoài ra, việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán khi xây dựng các quy trình quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống này sẽ tạo ra một phương pháp làm việc khoa học, đảm bảo hoạt động kiểm toán và các hoạt động liên quan đến hoạt động kiểm toán có chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của các tổ

chức, cá nhân và qua đó nâng cao tính chất phục vụ, gắn bó giữa nhà nước và nhân dân. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tính chất phục vụ, hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan KTNN cần tập trung góp phần khắc phục một số yếu kém chung phổ biến giống một số cơ quan của Việt Nam như: tư duy không nhất quán; quy định pháp luật chưa rõ ràng, chính sách bất cập; thủ tục rườm rà, phức tạp; bộ máy cồng kềnh, quan liêu; chức năng nhiệm vụ

chồng chéo; cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm và năng lực; hiệu lực và hiệu quả kém…. chuyển cách quản lý từ hành chính, quan liêu sang thực hiện vai trò điều hành bằng chính sách và công việc dịch vụ; cơ cấu lại hệ thống sao cho tổ chức gọn nhẹ, rõ việc, rõ người, thủ tục đơn giản, mở rộng quan hệ trực tiếp với công dân, giảm tối đa các phí tổn về thời gian và tiền của … là yêu cầu cơ bản và là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)