Về quy mô hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 56)

Quy mô hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước còn rất hạn chế

so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước là rất lớn, nhất là lĩnh vực kiểm toán ngân sách. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; báo cáo quyết

56

toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước cũng đều phải được kiểm toán. Thực tế, các đơn vị được kiểm toán trong những năm gần đây tuy đã tăng dần, nhưng mới chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số các đối tượng thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN (năm 2007 và 2008, Kiểm toán Nhà nước mới chỉ kiểm toán được 50% số tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương và khoảng 30% số bộ, cơ quan trung ương, nhưng trong mỗi tỉnh (bộ) chỉ kiểm toán được khoảng 50% số huyện (đơn vị dự toán trực thuộc bộ) và mỗi huyện chỉ kiểm toán được khoảng 2 đến 3 xã, chưa nói đến các

đơn vị được kiểm toán lại tiếp tục chọn mẫu kiểm toán...) do thực lực của KTNN chưa đáp ứng được.

2.3.2.2.Cht lượng hot động và tiến độ kim toán

Chất lượng kiểm toán và tiến độ kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể:

- Về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ: Báo cáo kiểm toán còn nặng về phát hiện sai sót, chưa xác nhận được tính đúng đắn tin cậy của số

liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; khen ít chê nhiều; khen chê

đôi lúc còn chung chung; còn hiện tượng ngại va chạm, thiếu cương quyết; các vấn đề tư vấn chưa thật gắn với đời sống kinh tế - xã hội và những vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay.

- Về kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp các vấn đề bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội về những hiện tượng tiêu cực xẩy ra trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhất là vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; hiệu quả công tác giám sát hoạt động kiểm toán còn thấp, hiện tượng yêu sách, nhũng nhiễu các đơn vị, đối tượng được kiểm toán đôi lúc vẫn còn xảy ra, chưa được khắc phục triệt để...

- Việc chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương mới chỉ là bước đầu; quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ chế thực hiện và

57

hạn chế nguồn nhân lực cũng như phương pháp chuyên môn nghiệp vụ...

- Thời gian lập, phát hành báo cáo kiểm toán đã có tiến bộ nhiều, song nhìn chung còn chậm, chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của Luật KTNN. Theo quy định, BCKT của cuộc kiểm toán phải được phát hành chính thức chậm nhất là 45 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vịđược kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế trong ba năm qua kể từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành vẫn còn tình trạng phát hành BCKT chậm, thậm trí có cuộc kéo dài đến 75 ngày do không tuân thủđúng Luật và quy trình kiểm toán, đây là vấn đề cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)