Lực lượng lao động tham gia vào làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 62)

Lao động làm việc trong các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, hiệu quả lao động phụ thuộc lớn vào trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ lao động. Hơn nữa phương thức sản xuất thủ công có đặc điểm là hao phí lao động sống lại chiếm tỷ trọng lớn trong việc hình thành nên giá thành sản phẩm. Nhu cầu lao động trong các làng nghề lại khá cao trong khi đó năng suất lao động lại không được cao. Chính vì thế, số lượng và chất lượng trong làng nghề luôn là yếu tố đảm bảo cho sản phẩm từ làng nghề mang tính cạnh tranh trên thị trường.

Qua xem xét số liệu lao động làm việc ở làng nghề có thể thấy được rằng từ 2008 đến nay số lượng lao động làm việc ở làng nghề ở Hà Tĩnh đã tăng lên nhanh chóng. Hà Tĩnh là một tỉnh sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) là chủ yếu, chiếm phần lớn lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong đó lao động làm nghề ở các làng nghề cũng chiếm tỷ trọng khá cao, từ 9,8% đến 13,7%. Tổng số lao động làm nghề ở đây được tính bao gồm cả lao động chuyên và lao động kiêm, trong đó có một số làng nghề lao động kiêm là chủ yếu.

Bảng 2.8: Lao động ở các làng nghề ở Hà Tĩnh từ 2008 – 2012 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số LĐ toàn tỉnh Người 648.514 628.750 628.273 629.422 643.579 Tổng LĐ nông nghiệp của tỉnh Người 521.585 434.235 435.442 431.675 433.895 Tổng LĐ làng nghề Người 51.157 52.072 56.488 59.458 59.566 LĐ làng nghề / LĐ nông nghiệp % 10,1 12,3 12,9 13,7 13,9

Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh và Nguồn tổng hợp từ sở NN&PTNT Hà Tĩnh 2012

Trong những năm qua, nguồn lao động làm việc trong các làng nghề đã tăng lên đáng kể, có sự thay đổi lớn về số lượng, còn chất lượng thì vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Tuy cũng có khá nhiều làng nghề nhưng nói chung quy mô và trình độ phát triển của các làng nghề ở Hà Tĩnh vẫn tương đối nhỏ bé. Năm 2012 đã tăng lên 9.508 người so với năm 2008, tăng khoảng 18,8%. Tuy nhiên sự tăng lên về đội ngũ lao động này lại biến động không đồng đều giữa các nhóm ngành nghề, với các làng nghề tương đối phát triển thì lực lượng lao động tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lao động của các làng nghề, còn các làng nghề có nguy cơ mai một hoặc không lớn thì lực lượng lao động tăng rất chậm và có nơi lại còn giảm đi.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 62)