Nguồn thu nhập từ làng nghề ở đây được phân tích theo các tiêu chí: đóng góp giá trị sản xuất của làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, thu nhập tình quân của người làm nghề tại các làng nghề.
Đóng góp của các làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Đóng góp của làng nghề vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh từ 2009 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
GO công nghiệp GO do làng nghề tạo ra Chỉ tiêu
Năm Giá trị Giá trị
% GO do làng nghề tạo ra so với GO công nghiệp
2009 3.287.136 270.715 9,12 2010 4.083.043 335.341 9,32 2011 4.999.553 456.588 10,11 2012 5.328.200 500.657 10,74
Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh(2012).
Qua bảng trên cho thấy giá trị sản xuất do các làng nghề tạo ra chiếm từ 8,12% đến 9,74% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh. Giá trị sản xuất do làng nghề tạo ra tăng dần theo thời gian, đến năm 2012 có hơi chững lại so với 2011 một phần cũng là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu mặc dù thị trường sản phẩm đầu ra của Hà Tĩnh chủ yếu là trong nước nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng.
+ Thu nhập của người lao động tại làng nghề
Thu nhập bình quân của lao động tại làng nghề cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của một ngành nghề. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo so với các tỉnh thành khác trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như so với các tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2012, thu nhập bình quân ở Hà Tĩnh đạt mức hơn 8,5 triệu đồng/ người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2010 – 2012 là khoảng 17%/năm. Mức thu nhập của dân cư ở Hà Tĩnh nhìn chung là còn thấp so với cả nước, lại là tỉnh có tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp nên mức sống của dân cư nói chung là còn thấp. Qua so sánh mức thu nhập bình quân đầu người ở Hà Tĩnh so với thu nhập của người lao động trong làng nghề cho thấy làm việc ở làng nghề sẽ tạo thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp.
Ở làng nghề làm đồ gỗ, thu nhập bình quân của các lao động là khoảng 20 triệu đồng/lao động/năm chuyên và 9 triệu đồng/năm/lao động đối với lao động kiêm. Như vậy, qua làm việc ở làng nghề, nguồn thu nhập ổn định và có cơ hội phát triển.
Ở làng nghề mây tre đan, thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và khoảng 7 triệu đồng/ năm đối với lao động kiêm.
Còn các lao động làm việc ở các làng nghề chế biến thủy hải sản thì thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và 8 triệu đồng/năm đối với lao động kiêm.
Như vậy, nếu xem xét mức thu nhập tạo ra từ các làng nghề thì người dân làm nghề có thể sống bằng nghề thay cho nghề sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nếu nguồn thu nhập này ổn định và được đảm bảo lâu dài thì đây chính là yếu tố đảm bảo cho tính bền vững trong sự phát triển của làng nghề.