Phân tích khía cạnh môi trường

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 52)

2.2.3.1. Môi trường lao động làm việc

Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề trong báo cáo hàng năm của Hà Tĩnh đều chưa được đề cập đến, vì chủ yếu sự ô nhiễm của các làng nghề chưa đến mức độ báo động, và mức độ ô nhiễm của các làng nghề cũng không lớn như ở các khu công nghiệp phát triển, hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương vẫn chưa được sát sao về các hoạt động bảo vệ môi trường. Mỗi làng nghề đều có mức độ gây ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào sự tác động của nó đến môi trường, trước hết là mức độ ảnh hưởng của nó đến người lao động, và sau đó là ảnh hưởng đến người dân sống trong vùng. Các làng nghề liên quan đến đan lát như mây tre đan, chổi đót, làm chiếu cói…thì mức độ ô nhiễm không đáng kể, vì hầu như không có tác hại gì lớn đến môi trường. Còn lại các làng nghề về sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề mộc, hay làng nghề đúc rèn, chế biến thủy sản thì ít nhiều đều gây ô nhiễm môi trường sống cũng như môi trường làm việc của người lao động.

- Ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động

Ô nhiễm tiếng ồn có tác động rất nghiêm trọng. Tại các làng nghề nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống... Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về làng nghề mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang (đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình bệnh tật) mà chưa có những nghiên cứu dịch tễ đánh giá được mối liên quan của bệnh tật với các yếu tố ô nhiễm. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong môi trường lao động ở Việt Nam là 90 dBA (TCCP 3733/2002 QĐ – BYT). Ở các làng nghề ở Hà Tĩnh, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là ở các làng nghề rèn đúc – kim khí và làng nghề mộc, chế biến gỗ. Mặc dù tỉnh đã có quy hoạch phát triển thành các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề nhưng nhìn chung vẫn chưa đảm bảo được điều kiện về môi trường lao động.

Ở làng nghề rèn đúc – kim khí, các yếu tố ô nhiễm môi trường là khí thải từ các lò nung, lò rèn, từ các bể mạ, bể tẩy rửa; nước thải từ bể mạ, bể tẩy rửa; chất thải rắn như xỉ than; tiếng ồn từ các công đoạn gia công cơ khí và nhiệt. Các kết quả khảo sát gần đây nhất của Sở KH – CN Hà Tĩnh cho thấy, tiếng ồn phát sinh từ hầu hết các công đoạn sản xuất, nhưng mức tiếng ồn cao phát sinh chủ yếu từ các máy đột dập, máy khoan, máy cán thép,... (làng cơ khí), từ các máy búa, máy băm rũa,... (làng rèn). Tiếng ồn tại nơi làm việc cạnh các máy này hầu như đều vượt TCCP, cá biệt tại vị trí máy đột dập, máy cán thép có mức tiếng ồn tương đương trên 95dBA.

Còn ở các làng nghề mộc, tiếng ồn đo đều vượt 85dBA, cá biệt tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 95dBA. Do đặc thù là làng nghề nên nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho người lao động và gia đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lên tới 78dBA, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư (Tiêu chuẩn TCXD 175: 1990, mức tiếng ồn tương đương cho phép là: từ 22h - 6h: 40 dBA; Từ 6h - 22h: 55 dBA). Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa nhà, mức tiếng ồn lên tới 80-82 dBA.

- Ô nhiễm bụi

Ô nhiễm bụi trong môi trường lao động phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất và phụ thuộc theo mùa. Mùa khô với độ ẩm thấp, vận tốc gió lớn là điều kiện cho bụi phát tán vào không gian sản xuất. Bụi tại các làng nghề mộc phát sinh trong quá trình vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ bụi đo được tại làng mộc Thái Yên trong khoảng 2,5 – 18,3mg/m3. Nồng độ dung môi hữu cơ cũng tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật nên bộ phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán dung môi hữu cơ ra môi trường xung quanh rất lớn. Nhìn chung, so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động (3733/2002/QĐ-BYT), các yếu tố ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn, bằng hoặc cao hơn. Nhưng đa số các cơ sở sản xuất ở các làng nghề ở ngay trong khu vực nhà ở nên nếu so với TCVN 5937-1995 và TCVN 5938-1995 áp dụng đối với khu dân cư thì lại cao hơn rất nhiều lần (Bộ công nghiệp,8/1996).

Ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, bụi phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu (đất, đá, cao lanh, xi măng, than,...) và bụi xỉ than tỏa ra từ khói lò. Khí thải của các lò nung gạch, ngói, gốm, sứ... có chứa các loại khí có hại như CO, SO2, NO2, HF..., gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn. Các chất thải rắn như xỉ than, gạch ngói vỡ, không được thu gom, chôn lấp mà đổ bừa bãi vào góc vườn, bờ ao, bờ hồ, sông hoặc xếp xung quanh hàng rào trong mỗi gia đình gây không khí ngột ngạt, chật chội, tắc nghẽn các dòng chảy. Nước thải sinh hoạt, nước mưa không có rãnh thoát đều chảy tràn ra đường làng lẫn với bùn đất gây lầy lội, ô nhiễm nguồn nước.

- Ô nhiễm môi trường nước thải

Ở các làng nghề hiện nay đều chưa có một hệ thống xử lý nước thải một cách có hệ thống. Nước thải sinh hoạt, nước mưa không có rãnh thoát đều chảy tràn ra đường làng lẫn với bùn đất gây lầy lội, ô nhiễm nguồn nước. Các làng nghề chế biến thực phẩm thường là những làng nghề truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, đậu phụ, miến dong, bún, bánh mướt, bánh gai... với nguyên liệu chính là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu... Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất tại các làng nghề này là nước thải từ các công đoạn sản xuất và chăn nuôi. Nguồn nước mặt tại các làng nghề này thường bị ô nhiễm nghiêm trọng do có hàm lượng BOD, cặn lơ lửng và Nitơ amôn cao.

Còn ở các làng nghề chế biến hải sản, theo Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường cho thấy: mẫu nước thải tại làng nghề chế

biến hải sản Thạch Kim có hàm lượng BOD5, COD, Coliform vượt tiêu chuẩn nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định (2-5 lần). Bụi nguyên liệu phát tán trong không khí, mùi hôi và tanh của các loại cá phơi, bã thải sau khi làm nước mắm cũng gây ô nhiễm nặng nề. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt than củi (nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất), cũng là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí. Tại những hộ gia đình sản xuất nước mắm, mắm tôm và khu vực lân cận, mùi hôi tanh từ các bể chum chứa bốc lên nồng nặc. Thực tế, tuy ô nhiễm không khí mới ở mức trung bình và nhẹ, nhưng lại là ô nhiễm diện rộng

Do tính chất sản xuất đơn lẻ từ các gia đình nên chất thải nguy hại được phát tán rất lớn ra môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Không những gây ô nhiễm không khí, mà nguy hiểm hơn, nguồn nước thải chưa qua xử lý còn ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm.

Như vậy, trong quá trình sản xuất, một số làng nghề có điều kiện lao động và môi trường sống cho người dân lân cận có những biểu hiện chưa bền vững, phần nào còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động làng nghề cũng như là người dân sống xung quanh làng nghề.

2.2.3.2. Hoạt động bảo vệ môi trường

Các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay nhìn chung là chưa chú trọng bảo vệ môi trường, thực tế cho thấy các cơ quan quản lý của địa phương vẫn chưa có văn bản quy định một cách chặt chẽ về việc các cơ sở sản xuất làng nghề cần phải thực hiện công tác bảo vệ môi trường như thế nào. Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh cũng chỉ tập trung phần lớn vào đánh giá môi trường ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn ở các làng nghề thì chỉ lướt qua. Ở các làng nghề như chiếu cói, dệt thảm, mây tre đan… nhìn chung mức độ ô nhiễm còn nằm trong giới hạn cho phép, ít gây ô nhiễm môi trường. Còn các làng nghề như đúc rèn, mộc, chế biến gỗ, chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng.. hiện nay có một số làng nghề do số hộ dân, cơ sở sản xuất chỉ với quy mô nhỏ nên mức độ ô nhiễm môi trường chưa đến mức nghiêm trọng, chưa phải là vấn đề cấp bách. Tuy vậy, đối với những làng nghề tương đối phát triển với tỷ lệ hộ dân ở địa phương khá cao thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong khi đó công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được coi trọng, một phần cũng là do thiếu vốn đầu tư, phần nữa là họ cũng chưa có được định hướng, hướng dẫn phương thức bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có được

những hỗ trợ cụ thể…Những điều đó cũng làm cho sự phát triển của các làng nghề còn có biểu hiện thiếu bền vững.

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh Hà Tĩnh

2.3.1. Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước

Trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Đại hội Đảng lần X cũng đã xác định “…mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến nông thôn và vùng hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu…”. Từ chính sách này mà làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Trước hết đó là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết TW5 (Khóa X) về đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn; chương trình “mỗi làng một nghề” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng năm 2005 và thực hiện từ 2006 đến 2015. Tiếp theo đó là nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66 của chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn và gần đây nhất là chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 của Bộ nông nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Tất cả những chính sách này đều có tác động tích cực đến các hoạt động của làng nghề nói chung và làng nghề ở Hà Tĩnh nói riêng.

Từ những chủ trương chính sách trên của nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh cũng có những chủ trương chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hệ thống các làng nghề. Ngoài sự quản lý và định hướng của Sở công nghiệp về sự phát triển của các làng nghề thì sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.

Tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống và du nhập ngành nghề mới. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh

lần thứ XV đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, du nhập mới ngành nghề sản xuất thủ công để từng bước phân công lại lao động ở nông thôn và tăng thu nhập cho người lao động…Tập trung khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới…”, và được cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ tại nghị quyết số 06/2002/NQ-TU ngày 7/5/2002 về nhiệm vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo tỉnh nhằm từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới, cải thiện từng bước đời sống kinh tế của nông thôn, thay đổi bộ mặt văn hóa – xã hội của các làng nghề, nhằm góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thu hút khách tham quan du lịch.

Quá trình đô thị hóa và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển của các làng nghề. Trong những năm qua, do có quy hoạch phát triển càng làng nghề thành cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề nên có sự đầu tư đáng kể vào hệ thống kết cấu hạ tầng ở đây, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện nước…đi lại rất thuận tiện. Nhờ đó mà nhịp độ phát triển cao hơn trước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tình trạng quy hoạch mà không thực hiện tốt cũng làm cho các làng nghề chịu tác động tiêu cực, gây khó khăn cho người dân địa phương. ... Những khu cụm đã hoàn thành quy hoạch chi tiết thì thiếu vốn đầu tư, như: 9 cụm CN-TTCN được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư hạ tầng 505,79 tỷ đồng nhưng đến nay mới đầu tư được 16,8 tỷ đồng đạt xấp xỉ 3%, vì vậy đã làm hạn chế các nhà đầu tư hoặc các cơ sở đã đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất. Tình trạng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết nhưng thiếu vắng các dự án đầu tư đang xảy ra khá phổ biến.

Bên cạnh đó, lao động nông thôn giảm đi, do người dân nông thôn đã chú trọng đầu tư cho con em học hành nên tỉ lệ đỗ đạt vào các trường đại học ngày càng cao, từ chỗ con em nông dân, họ trở thành đội ngũ công chức, hay đội ngũ làm việc ở các cơ quan khác có cuộc sống tốt hơn, sau khi ra trường có thể làm việc ở các tỉnh nhưng cũng có một số con em về địa phương công tác. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ con em đã làm việc ở các khu công nghiệp phát triển ở các tỉnh phía Nam hoặc là đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập. Chính vì vậy, đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn hay làm ở các ngành nghề ngày càng giảm dần qua các năm

Biểu đồ 2.1: Lao động làm nông nghiệp ở Hà Tĩnh (ĐVT: người)

Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh 2012 2.3.2. Năng lực của các làng nghề

2.3.2.1. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các làng nghề. Hà Tĩnh có nguồn tài

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)