Quan điểm về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 70)

Trên cơ sở thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, việc phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh xuất phát từ những quan điểm sau

Thứ nhất: Phát triển làng nghề gắn với sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho

nông nghiệp nông – thôn, đặc biệt là các làng nghề có liên quan đến chế biến sản phẩm nông nghiệp, ngành có lợi thế của địa phương, đảm bảo tính ổn định và bền vững cả về

kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái ở nông thôn, bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa nông thôn Hà Tĩnh, đặc biệt là các làng nghề truyền thống.

Thứ hai: Phát triển các làng nghề phải gắn với mục tiêu thu hút được nhiều lao

động, thị trường tiêu thụ ổn định, rộng lớn, sản xuất kinh doanh luôn có hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba: Ưu tiên đầu tư phát triển các làng nghề mà sản phẩm có khả năng xuất

khẩu, các sản phẩm trong đó giá trị lao động chiếm tỉ trọng cao, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

Thứ tư: Phát triển các làng nghề phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề, làng nghề của cả nước, nhất là nhóm hàng xuất khẩu đã được các Bộ ngành Trung ương xác định.

Thứ năm: Phát triển các làng nghề phải nằm trong mối liên kết giữa các thành

phần kinh tế sản xuất công nghiệp, lựa chọn các làng nghề có quy mô lớn, công nghệ hiện đại làm đầu mối trong việc chuyển giao công nghệ, cải tiến mẫu mã và bao tiêu sản phẩm cho các làng nghề.

Thứ sáu: Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất đa dạng như cá thể, tổ hợp, hợp

tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH... Xây dựng các cụm làng nghề tập trung để tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Kết hợp đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại với thủ công để nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng phải đảm bảo tính truyền thống của sản phẩm.

Thứ bảy: Trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển các làng nghề

phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức và phong tục tập quán, nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực của mỗi vùng. Đồng thời có chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các làng nghề...

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)