Đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 49)

Các làng nghề phát triển sẽ là điều kiện để địa phương thay đổi bộ mặt, từ thôn xóm cho đến làng xã. Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, hầu hết đường làng đều là đường bê tông, hệ thống điện nước cũng phải đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là những làng nghề mộc. Sự phát triển các làng nghề cũng sẽ tăng thu ngân sách cho địa phương.

Bảng 2.6: Nộp ngân sách của các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012

TT Nhóm làng nghề Nộp ngân sách

(triệu đồng)

1 Đồ gỗ 978,2

2 Mây tre đan 185,8

3 Chiếu cói 935 4 Đúc rèn 782,1 5 Chế biến hải sản 2.561 6 Chế biến lương thực, thực phẩm 343 7 Các làng nghề khác 1.658 Tổng 7.443,1

Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh thống kê 2012

Các làng nghề phát triển đều có điều kiện đầu tư cho con em đi học các trường đại học, cao đẳng, hàng năm tỉ lệ đậu đại học, cao đẳng tương đối cao. Những người không đỗ đạt thì đi học nghề hoặc ở lại làm việc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy mà an ninh thôn xóm vẫn luôn được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định, làng quê hầu như ít bị xâm lấn bởi các tệ nạn xã hội. Bởi ở một làng quê khác, một số thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông, không nhập học ở các trường chuyên nghiệp ở lại làng quê, tụ tập hội hè, đánh nhau, chơi game, chơi đề, thậm chí có một sô ít còn sa vào con đường nghiện ngập, từ đó mà trộm cướp nhiều nơi, gây mất trật tự xã hội.

Ngoài ra,việc phát triển hệ thống các làng nghề cũng là một việc để giữ gìn phong tục, tập quán truyền thống của địa phương. Sự tồn tại, phát triển các làng nghề chịu ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống địa phương.

Xã Trường Sơn nằm cạnh Sông La, ở đây có truyền thống tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ liên quan đến sông nước, đặc biệt là hoạt động thi bơi thuyền ở đây vào các dịp xuân về. Làng nghề đóng thuyền Trường Sơn ngày nay vẫn đang trên đà ngày càng phát triển, hình thành được nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ, đóng thuyền. Và hoạt động đua thuyền vào đầu năm ở đây cũng là dịp để làng nghề này quảng bá hơn về sản phẩm của mình, đồng thời cũng là giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa của địa phương.

Hay như làng Đại Nài, ở TP Hà Tĩnh, nổi tiếng với làm cu đơ mà người ta thường gọi là cu đơ Cầu Phủ. Cu đơ là một đặc sản nổi tiếng ở Hà Tĩnh mà người dân cả nước đều biết đến. Hầu hết các gia đình ở đây đều có bí quyết nấu cu đơ ngon, đặc

biệt là cơ sở của Ông Bà Thư Viện. Người dân Hà Tĩnh đi xa về quê đều muốn được thưởng thức, hay những ai đến Hà Tĩnh đều mua một ít về làm quà. Nó tạo thành nét riêng cho du lịch Hà Tĩnh. Bởi cu đơ thì Nghệ An cũng có sản xuất nhưng chất lượng thì không nơi nào bằng nơi đây.

Như vậy, nguồn thu nhập từ làng nghề cũng như đóng góp của làng nghề vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương đã cho thấy rõ sự phát triển làng nghề là tất yếu, là điều kiện để có thể nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, còn một số làng nghề thu nhập vẫn chưa đảm bảo được để có thể phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)