Nguyên nhân những tồn tại

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 67)

- Các làng nghề phát triển trong điều kiện tỉnh Hà Tĩnh còn nghèo, điểm xuất phát thấp, nguồn lực của nhân dân và của tỉnh còn hạn hẹp, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu: Giai đoạn 2002-2007 tổng vốn đầu tư là 5.584 tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với GDP đến năm 2007 chỉ đạt 17,8% (cả nước đạt 43%), từ năm 2001 đến năm 2007 tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với đầu tư toàn xã hội giảm, năm 2001 chiếm 55% đầu tư toàn xã hội, thì đến năm 2007 chỉ chiếm 40% đầu tư toàn xã hội. Đầu tư cho nông thôn thấp thì vốn đầu tư cho các làng nghề tương ứng cũng bị thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Thể chế kinh tế thị trường chưa được tạo lập đồng bộ, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, cái cũ chưa mất đi, cái mới hình thành chưa đồng bộ. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống các làng nghề còn chưa đúng mức.

- Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển, song nhìn chung hệ thống chính sách mà tỉnh đã ban hành vẫn chưa đủ mạnh, nội dung của một số chính sách chưa hợp lý nhưng chậm được sửa đổi; phần lớn các chính sách chỉ mới khuyến khích phát triển một số mục tiêu đơn lẻ, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để kích thích phát triển. Còn thiếu nhiều chính sách như: khuyến khích sản xuất tập trung hàng hoá lớn; đào tạo nghề cho lao động; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển làng nghề; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp làng nghề…

- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch làm chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém: Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao, thiếu tầm chiến lược và cũng đang chỉ dừng lại ở quy hoạch chung cấp tỉnh, đối

với huyện, xã thì hầu như chưa có quy hoạch, nên nhìn chung đang phát triển tự phát, thiếu bền vững; nhiều bất hợp lý về không gian, không phát huy khai thác được tối đa các tiềm năng lợi thế của từng địa phương và thậm chí còn gây hạn chế cho phát triển trong tương lai. Nhìn chung sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, các cấp, các ngành chưa xây dựng được chương trình hành động cụ thể và thiếu sự quan tâm đầu tư nguồn lực để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu quy hoạch đề ra.

- Nguồn nguyên liệu cho hoạt động của các làng nghề và các nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng bị thu hẹp và khan hiếm dần, chính vì thế cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu ngày càng gay gắt. Nhiều làng nghề phải thu mua nguyên liệu ở các vùng khác làm tăng giá thành sản phẩm, nhiều khi lại không chọn được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.

- Phần lớn các làng nghề còn thiếu nhiều thông tin về thị trường, không kịp thời thu thập được các thông tin mới nhất về số lượng nhu cầu, giá cả thị trường và nhu cầu về mẫu mã sản phẩm hàng hóa nên đã dẫn đến hiện tượng như người sản xuất bị động, bị ép giá và các sản phẩm làm ra phải thông qua khâu trung gian để tiêu thụ. Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp còn xa lạ với nhiều chủ sản xuất. Công tác quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương hai nói về thực trạng phát triển các làng nghề Hà Tĩnh thời gian qua giới thiệu tổng quan về các làng nghề ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phân ra các nhóm nghành nghề chủ yếu, đánh giá sự phát triển các làng nghề theo tiêu chí phát triển bền vững lâu dài như số lượng sản phẩm các làng nghề, chất lượng sản phẩm,thị trường đầu ra cho các sản phẩm và nguồn thu nhập từ làng nghề xét về các khía cạnh. Đối với xã hội giải quyết việc làm cho người lao động và đống góp cho sự phát triển địa phương. Xét về khía cạnh môi trường gồm môi trường cho lao động làm việc và môi trường xung quanh làng nghề kèm theo các hoạt động bảo vệ môi trường. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước năng lực của các làng nghề nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn huy động đầu tư vào làng nghề, lực lượng lao động tham gia vào làng nghề, trình độ công nghệ kỷ thuật sản xuất ở làng nghề. Đánh giá sự phát triển của các làng nghề những thuận lợi và kết quả đạt được của làng nghề ở Hà Tĩnh những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)