Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các làng nghề ở Hà

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 56)

Hà Tĩnh

2.3.1. Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước

Trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Đại hội Đảng lần X cũng đã xác định “…mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến nông thôn và vùng hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu…”. Từ chính sách này mà làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Trước hết đó là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết TW5 (Khóa X) về đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn; chương trình “mỗi làng một nghề” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng năm 2005 và thực hiện từ 2006 đến 2015. Tiếp theo đó là nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66 của chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn và gần đây nhất là chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 của Bộ nông nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Tất cả những chính sách này đều có tác động tích cực đến các hoạt động của làng nghề nói chung và làng nghề ở Hà Tĩnh nói riêng.

Từ những chủ trương chính sách trên của nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh cũng có những chủ trương chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hệ thống các làng nghề. Ngoài sự quản lý và định hướng của Sở công nghiệp về sự phát triển của các làng nghề thì sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.

Tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống và du nhập ngành nghề mới. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh

lần thứ XV đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, du nhập mới ngành nghề sản xuất thủ công để từng bước phân công lại lao động ở nông thôn và tăng thu nhập cho người lao động…Tập trung khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới…”, và được cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ tại nghị quyết số 06/2002/NQ-TU ngày 7/5/2002 về nhiệm vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo tỉnh nhằm từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới, cải thiện từng bước đời sống kinh tế của nông thôn, thay đổi bộ mặt văn hóa – xã hội của các làng nghề, nhằm góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thu hút khách tham quan du lịch.

Quá trình đô thị hóa và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển của các làng nghề. Trong những năm qua, do có quy hoạch phát triển càng làng nghề thành cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề nên có sự đầu tư đáng kể vào hệ thống kết cấu hạ tầng ở đây, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện nước…đi lại rất thuận tiện. Nhờ đó mà nhịp độ phát triển cao hơn trước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tình trạng quy hoạch mà không thực hiện tốt cũng làm cho các làng nghề chịu tác động tiêu cực, gây khó khăn cho người dân địa phương. ... Những khu cụm đã hoàn thành quy hoạch chi tiết thì thiếu vốn đầu tư, như: 9 cụm CN-TTCN được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư hạ tầng 505,79 tỷ đồng nhưng đến nay mới đầu tư được 16,8 tỷ đồng đạt xấp xỉ 3%, vì vậy đã làm hạn chế các nhà đầu tư hoặc các cơ sở đã đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất. Tình trạng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết nhưng thiếu vắng các dự án đầu tư đang xảy ra khá phổ biến.

Bên cạnh đó, lao động nông thôn giảm đi, do người dân nông thôn đã chú trọng đầu tư cho con em học hành nên tỉ lệ đỗ đạt vào các trường đại học ngày càng cao, từ chỗ con em nông dân, họ trở thành đội ngũ công chức, hay đội ngũ làm việc ở các cơ quan khác có cuộc sống tốt hơn, sau khi ra trường có thể làm việc ở các tỉnh nhưng cũng có một số con em về địa phương công tác. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ con em đã làm việc ở các khu công nghiệp phát triển ở các tỉnh phía Nam hoặc là đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập. Chính vì vậy, đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn hay làm ở các ngành nghề ngày càng giảm dần qua các năm

Biểu đồ 2.1: Lao động làm nông nghiệp ở Hà Tĩnh (ĐVT: người)

Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh 2012 2.3.2. Năng lực của các làng nghề

2.3.2.1. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các làng nghề. Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khá phong phú để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề phát triển bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nhân tạo. Ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu được nhập từ ngoài tỉnh, ngoài nước về theo nhu cầu của từng ngành nghề sẽ đáp ứng để phát triển các làng nghề như sản phẩm chế biến thủy hải sản, gỗ, song mây, sắt thép…

Nghề mây tre đan ở Hà Tĩnh gồm các làng nghề như Hợp Phát, Hương Đại (Vũ Quang); Hương Bình (Hương Khê); Khánh Lộc (Can Lộc); Nam Giang, Nam Bắc Hà, Thạch Thanh (Thạch Hà); Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên), Vĩnh Lợi (Kỳ Ninh, Kỳ Anh)…Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan được phân bổ ở đều khắp cả tỉnh, luôn có sẵn ở địa phương và giá rẻ, đó là tre, nứa, song mây… Tuy vậy hạn chế của nó là trữ lượng thấp, chất lượng của một số loại chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến đồ gỗ chủ yếu là gỗ. Hà Tĩnh trước đây là một trong những địa phương sản xuất nhiều gỗ tự nhiên lớn nhất nước ta. Nhưng thời gian gần đây thực hiện chủ trương đóng cửa rừng nên lượng gỗ tự nhiên khai thác hàng năm không đáng kể. Nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các làng nghề làng năm khoảng 19000 – 20 000m2 gỗ tròn dùng để chế biến hàng mộc, gỗ xẻ các loại và gỗ ghép tranh. Từ trước đến nay vẫn chủ yếu là thu mua các loại gỗ ở rừng tự nhiên,

Lao động làm nông nghiệp

524016 511484 434037 434344 433986 430920 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

tuy nhiên gần đây đã có nhiều nơi sử dụng nguyên liệu từ gỗ vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng từ trang trại, cây phân tán, rừng trồng, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng để sản xuất hàng mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh khá phong phú, nhất là ở Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn chính là nơi cung cấp nguồn gỗ, ngoài ra còn có thể mua ở tỉnh bạn…Diện tích rừng trồng sản xuất những năm gần đây tăng nhanh, năm 2001 toàn tỉnh có 1475 ha thì đến năm 2006 đã có 24319 ha. Nguyên nhân là do công tác trồng và bảo vệ rừng những năm qua được các cấp, các ngành quan tâm, đầu ra cho sản phẩm ổn định, ứng dụng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên cũng thấy rằng nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, Nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng, hạn chế khai thác rừng tự nhiên cho nên nguồn nguyên liệu cung cấp tại chỗ ngày càng không đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế các cơ sở sản xuất đồ gỗ phải tự tìm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác nhập về, một số doanh nghiệp và hộ gia đình đã đưa nguyên liệu gỗ rừng trồng, gỗ vườn vào để chế biến. Tuy vậy, một phần gỗ rừng tự nhiên trong nước được đưa vào chế biến là gỗ trôi nổi không có nguồn gốc hợp pháp, vì vậy gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành cao, các doanh nghiệp tư nhân khó ký kết và thực hiện các hợp đồng có khối lượng lớn.

Làng nghề rèn đúc ở Hà Tĩnh nổi tiếng nhất là làng Trung Lương (Hồng Lĩnh). Nguyên liệu chủ yếu là sắt phế liệu được thu mua ở trong và ngoài tỉnh, do tư nhân đảm nhận thu mua và cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Một số doanh nghiệp đã thực hiện hợp đồng với khu gang thép Thái Nguyên để cung cấp nguyên liệu.

Hà Tĩnh có lợi thế là về biển, chính vì thế các làng nghề chế biến hải sản có truyền thống lâu đời. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu). Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú. Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh sống. Trữ lượng cá vào khoảng 85,8 ngàn tấn, (chiếm 3% trữ lượng cá vịnh Bắc bộ), trong đó cá nổi 41 ngàn tấn, cá đáy 44,8 ngàn tấn. Khả năng cho phép khai thác hàng năm vào khoảng 34,3 nghìn tấn, gấp gần 1,8 lần sản lượng khai thác hiện nay. Trữ lượng tôm vùng lộng: 500-600 tấn; Trữ lượng mực vùng lộng: 3.000 -

3.500 tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản 31.361 tấn. Giá trị sản xuất thuỷ sản liên tục tăng với tốc độ cao 6,49%/ năm. Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các làng nghề chế biến hải sản. Tuy là một ngư trường có nhiều hải sản quý với trữ lượng khá lớn, nhưng theo đánh giá gần đây, do cường độ khai thác lớn, không đi đôi với bảo vệ và tái tạo nên nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm mạnh (hatinhonline.vn/).

Như vậy, mỗi làng nghề có một đặc trưng riêng về nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm của mình.

+ Nguồn nguyên liệu cho sản xuất mây tre đan và rèn đúc tương đối ổn định, đảm bảo được tính bền vững cho sản xuất trong hiện tại, điều quan trọng đối với các làng nghề sản xuất mây tre đan là cần tập trung đầu tư tăng chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào này.

+ Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề mộc, chế biến gỗ, do thời gian gần đây nguồn tài nguyên gỗ dần khan hiếm, chính vì thế cần phải tích cực khai thác nguồn gỗ từ rừng trồng, ngoài ra còn cần phải tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh bạn cũng như ở vùng khác hoặc nhập khẩu từ nước bạn Lào….Tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất nào cũng có khả năng bỏ ra nguồn vốn lớn để dự trữ cho sản xuất khi nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm như vậy nên dẫn đến việc cơ sở nào lớn sẽ có điều kiện mua về tích trữ, còn các hộ sản xuất nhỏ thì vẫn sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn.

2.3.2.2. Nguồn vốn huy động đầu tư cho sản xuất của làng nghề

Vốn là nhân tố quyết định đến hiệu quả trong hoạt động sản xuất của các làng nghề, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các làng nghề với các hộ sản xuất nhỏ đều kinh doanh bằng vốn tự có, chỉ một số ít doanh nghiệp trong làng nghề thực hiện vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn đầu tư của các làng nghề tương đối khác nhau. Đối với làng nghề sản xuất mây tre đan, vốn bình quân trên một lao động là 6,67 triệu đồng, trong khi vốn bình quân trên một lao động ở làng mộc Thái Yên là 25,97 triệu đồng và làng đúc rèn Trung Lương cũng là khoảng 18,77 triệu đồng. Như vậy, qua đó ta cũng thấy được mức độ vốn đầu tư trên lao động của làng mộc, làng đúc rèn là tương đối lớn, đó cũng là do chi phí về máy móc thiết bị và vốn lưu động lớn. Nhờ vậy mà nếu phát triển mạnh thì lợi nhuận thu về của những ngành nghề này là tương đối khá.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở công nghiệp Hà Tĩnh, quy mô vốn đầu tư của một số làng nghề ở Hà Tĩnh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Quy mô vốn đầu tư tại một số làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012

Làng nghề

Quy mô lao động (kể cả LĐ kiêm)

(người)

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Vốn đầu tư/ lao động (triệu đồng/ người) Làng mộc Thái Yên 720 18.100 27,97 Chế biến nước mắm Thạch Kim 500 2.800 20 Đúc rèn Trung Lương 650 10.900 19,50 Mây tre đan Kỳ Ninh 170 1.300 7,25

Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh 2012

Riêng các làng nghề thuộc diện được tỉnh hỗ trợ để xây dựng thành cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung như làng đúc rèn Trung Lương và làng mộc Thái Yên thì trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ kinh phí ngân sách nhà nước cũng rất đáng kể, chủ yếu là vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng đối với làng nghề Trung Lương, năm 2009 tỉnh cấp gần 3 tỉ đồng, năm 2010 là 1,8 tỉ đồng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm các công trình về hệ thống đường giao thông, thoát nước, cấp điện, xử lý nước thải, bãi chứa thải rắn…) cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề Trung Lương. Nhờ vậy nên các cơ sở sản xuất kinh doanh ở đây cũng có điều kiện để phát triển hơn.

Còn đối với làng chế biến nước mắm và hải sản ở Thạch Kim thì quy mô vốn đầu tư là khoảng 15 triệu/người cho 1 lao động, cũng là tương đối lớn, chủ yếu là nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn lưu động để tiến hành sản xuất.

Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư trong mỗi một làng nghề lại còn tương đối nhỏ, chỉ một số cơ sở sản xuất lớn với loại hình sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp thì mới có quy mô trên 1 tỉ đồng, chủ yếu là của làng mộc và làng đúc rèn, chiếm tỉ lệ thấp trong tổng thể các cơ sở. Quy mô vốn đầu tư nhỏ trong khi nhu cầu thì tương đối lớn đẫn đến năng suất đầu tư trên một lao động còn thấp, khoản đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị còn thấp mà chủ yếu vẫn chỉ là đầu tư cho vốn lưu động. Nhu cầu vốn đầu tư ở các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn còn rất lớn, mặc dù trong thời gian qua nhà nước có chính sách kích cầu, hỗ trợ vốn tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có các cơ sở làng nghề nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhiều, nhu cầu vốn đầu tư vẫn còn tương đối lớn. Các chủ kinh doanh vẫn còn thiếu tài sản thế chấp,

không có khả năng lập phương án kinh doanh để có thể làm thủ tục vay vốn… còn đối với các khoản vay từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo lại mức độ quá nhỏ bé, không thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh. Trong khi đó, hình thức kinh

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)