Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 78)

Điều kiện cần thiết đầu tiên để đảm bảo phát triển bền vững làng nghề chính là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các làng nghề mà trước hết đó là nguồn lao động cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt điều này không thể chỉ mỗi một làng nghề nỗ lực cố gắng mà cũng cần có sự hỗ trợ của phòng Kinh tế cấp huyện, Trung tâm khuyến công, Sở công nghiệp, Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh và các cơ quan có liên quan khác cùng phối hợp để thực hiện.

a. Duy trì và phát triển nguồn lao động làng nghề

Đối với các làng nghề đang được khuyến khích phát triển ở Hà Tĩnh cần xây dựng kế hoạch để duy trì nguồn lao động, nhất là đội ngũ có tay nghề. Để có thể duy trì nguồn lao động cho các làng nghề, mục tiêu hàng đầu là phải bảo tồn, gìn giữ được những bí quyết, kinh nghiệm của các nghệ nhân, và giảm bớt tình trạng bỏ nghề. Doanh nghiệp làng nghề rất cần coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đào tạo nghệ nhân trẻ, phát huy vốn quý của các nghệ nhân nhiều tuổi, hình thành nhiều lớp nghệ nhân trong làng nghề, qua đó tạo lực lượng kế thừa, lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề. Để có thể đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Thực hiện điều tra khảo sát tình hình nguồn lao động của mỗi làng nghề cũng như toàn bộ các làng nghề ở Hà Tĩnh. Mỗi làng nghề phối hợp với phòng Kinh tế của Huyện thực hiện rà soát, thống kê một cách chính xác số lượng những nghệ nhân, người có tay nghề cao đang hoạt động trong mỗi làng nghề. Việc điều tra, thống kê nguồn lao động làng nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch, xây dựng nội dung đào tạo cho người lao động một cách phù hợp. Bên cạnh việc thống kê số lao động hoạt động trong làng nghề thì cũng cần nắm được nguồn lao động ở các làng quê khác, các vùng xung quanh để có thể có chính sách mở rộng, thu hút thêm nguồn lao động bên ngoài.

- Thực hiện tổng hợp các bí quyết, các công đoạn của quá trình sản xuất ra sản phẩm thành cẩm nang, tài liệu phục vụ cho công việc dạy nghề cho người lao động. Những người có tay nghề thực hiện khảo sát, tổng hợp những bí quyết, kinh nghiệm của các nghệ nhân để đào tạo nhân lực cho làng nghề, đồng thời việc này cũng tạo điều kiện để gìn giữ những bí quyết riêng khỏi bị thất truyền. Cũng thông qua việc

thực hiện thống kê về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động hiện có mà mỗi làng nghề có thể đưa ra các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.

b. Tăng cường đào tạo lao động cho làng nghề

Hạn chế về kiến thức và năng lực quản lý, kinh doanh của các cơ sở, trình độ tay nghề thấp của người lao động trong các làng nghề ở Hà Tĩnh là biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững, chính vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo để có thể nâng cao năng lực cho người lao động trong các làng nghề. Trong thời gian tới tỉnh cần ổn định duy trì mạng lưới hệ thống đào tạo lĩnh vực TTCN theo cấp độ và hình thức đã được xây dựng. Tiếp tục tổ chức dạy nghề theo hai hình thức: đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp và đào tạo tại cơ sở (làng nghề, doanh nghiệp, HTX...); đào tạo có địa chỉ có đầu ra; trong đó tập trung các nhóm nghề đang có khả năng tiêu thụ như: Mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, chế biến nông sản.

Việc đào tạo nguồn lao động cho làng nghề không chỉ riêng mỗi làng nghề thực hiện mà phải là sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học cũng như là các doanh nghiệp tại địa phương. Đào tạo nghề cho người lao động ở Hà Tĩnh trong thời gian tới cần chú trọng những biện pháp sau:

+ Phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ tâm lý “giấu nghề” của các nghệ nhân trong làng nghề. Với tâm lý này thì số lao động có tay nghề sẽ có nguy cơ ngày càng mai một đi. Ngoài ra cần phải nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ văn hóa của người dân trong làng nghề, đây là điều kiện cần thiết để có thể nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động cũng như là khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.

+ Phải nâng cao trình độ, chuyên môn kỹ thuật cũng như trình độ quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường cho người lao động; đồng thời đào tạo các nghề mới cho người lao động nông nghiệp để có thể tạo đà cho sự phát triển các làng nghề mới.

+ Hàng năm tiến hành khảo sát, xem xét nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng loại ngành nghề, các làng nghề, các địa phương tổng hợp thống nhất với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh để xây dựng chương trình kế hoạch kinh phí đào tạo.

+ Nội dung đào tạo: các nghề chế biến nông – lâm - thuỷ sản, sử dụng, vận hành các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm, các nghề mới như trồng hoa cây

cảnh...các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...; khai khoáng, luyện kim, sản xuất điện năng, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm đồ uống, cơ khí điện tử, dệt may, dày da và công nghệ thông tin…

+ Nội dung đào tạo nghề cũng phải phù hợp với từng đối tượng lao động trong mỗi làng nghề. Đối với người lao động thông thường thì chỉ cần đào tạo văn hóa, nâng cao trình độ học vấn; đối với người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm thì bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao tay nghề cho họ; còn với đội ngũ quản lý thì cần phải được bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp, kỹ năng quản lý cho các chủ cơ sở, chủ hộ sản xuất, các kiến thức thường phải sử dụng về kế toán, luật doanh nghiệp, kiến thức tin học văn phòng…Qua đó, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề và liên thông ở 3 cấp: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu.

+ Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nghề: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn và kinh nghiệm đào tạo nghề, cần đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 trường nghề để đào tạo, cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề cho giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, bố trí đủ ở các trường Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, các ngành học, cấp học, liên kết đưa đi đào tạo trong nước và nước ngoài ở các nghề quan trọng, còn thiếu. Xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học cho hệ thống các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đáp ứng yêu cầu.

+ Tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề thu hút lao lao động địa phương vào làm việc thông qua hình thức như: Nếu doanh nghiệp thu hút 1 lao động vào làm việc thì được hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định, nếu lao động do doanh nghiệp tự đào tạo thì tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần quy định rõ về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khi bị thu hồi đất cho các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phải có phương án và cam kết.

* Kết sử dụng lao động địa phương.

+ Mở rộng sự thu hút lao động từ các vùng lân cận.

Các làng nghề để có thể phát triển, mở rộng quy mô sản xuất thì ngoài việc sử dụng lao động tại chính làng nghề cũng cần mở rộng thu hút lao động ở các làng xung

quanh, tích cực dạy nghề cho đội ngũ lao động mới và tạo công ăn việc làm cho họ. Vì vậy cần thúc đẩy sự lan truyền trong phạm vi xã, huyện, vùng. Phát triển nghề truyền thống thành các trung tâm, thị tứ nghề truyền thống thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý và dễ tiếp cận với thị trường.

Một khi cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề mở rộng sản xuất kinh doanh thì quy mô của làng nghề sẽ được mở rộng, có điều kiện phát triển hơn. Ngoài ra, cần có chính sách thu hút các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao từ các địa phương khác đến địa phương truyền nghề, giảng dạy cho người lao động tại địa bàn để có thể phát triển nghề hay hình thành và phát triển nghề mới, đó là những ngành nghề được tỉnh ưu tiên phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 78)