Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 35)

Để có thể phát triển bền vững làng nghề, mỗi địa phương cần có những biện pháp thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của mình, tuy vậy vẫn có thể khảo sát, tham khảo những biện pháp của các tỉnh thành phố khác để có thể học tập được một số kinh nghiệm phù hợp. Hà Tĩnh là một tỉnh có khá nhiều làng nghề nhưng so với các tỉnh, thành phố có hệ thống rất phát triển thì vẫn còn nhiều hạn chế, qua kinh nghiệm về phát triển bền vững các làng nghề ở Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây cũ có thể rút ra được một số kinh nghiệm cho Hà Tĩnh:

- Các làng nghề cần tăng cường công tác xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm của mình, thực hiện đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của làng nghề. Các cơ quan, ban ngành có liên quan cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề trên địa phương mình, đồng thời cũng tăng cường kết hợp phát triển làng nghề với phát triển du lịch tại địa phương.

- Ở một số làng nghề còn kém phát triển thì hoặc là cử một số người lao động có sự tâm huyết với nghề đi học hỏi, đào tạo ở các làng nghề khác phát triển hơn trên cả nước hoặc là cho họ đi học thêm nghề mới có triển vọng phát triển hơn trong tương lai để về thay thế cho nghề cũ của mình.

- Các làng nghề trên địa bàn thực hiện thành từng vùng trong việc thu hút nguồn lao động để có thể phát triển thành các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, hay hình thành các hợp tác xã…Việc liên kết, học hỏi trao đổi kinh nghiệm sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của làng nghề, và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

- Các làng nghề muốn mở rộng sản xuất đều có sự hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng. Vì thế cần phải có những chính sách thông thoáng hơn trong công tác cho vay vốn để mỗi làng nghề có thể thực hiện đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng như là đầu tư cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Tóm tắt chương 1.

- Qua chương một cho thấy những vấn đề chung về phát triển bền vững làng nghề cần làm sáng tỏ được các nội dung và yêu cầu. Làng nghề và đặc trưng của làng nghề nêu lên được khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống đặc trưng của các nhóm làng nghề những quan niệm phát triển bền vững của mỗi nhóm làng nghề nêu ra. Các tiêu chí đánh giá về việc phát triển bền vững của làng nghề và ý nghĩa của việc phát triển bền vững làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và tỉnh có các nhóm làng nghề đang phát triển bên cạnh đó nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề. Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước trên khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hổ trơ của nhà nước địa phương tiếp đó qui hoạch phát triển làng nghề. Quá trình đô thị hóa, sự phát triển kết cấu hạ tầng. Năng lực của mỗi làng nghề, trình độ công nghệ, tay nghề kỷ thuật sản xuất, đội ngũ lao động và trình độ của đội ngũ lao động, nguyên liệu đầu vào, nguồn vốn cho phát triển sản xuất .

-Từ kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương trong cả nước và bài học rút ra cho các làng nghề ở Hà Tĩnh học được từ kinh nghệm phát triển làng nghề ở các địa phương khác có truyền thông từ lâu đời như làng nghề Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)