Số lượng sản phẩm của các làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 41)

Số lượng sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh trong những năm qua luôn tăng lên. Có thể thấy ở bảng 2.2 theo các nhóm làng nghề. Tất cả các mặt hàng đều tăng lên qua các năm. Trong đó, đối với nhóm làng nghề chế biến thủy sản, chế biến

nước mắm ở làng nghề Kỳ Ninh hàng năm tăng lên, từ 8100 lít năm 2008 lên đến 9200 lít năm 2012. Còn lại các sản phẩm khác chủ yếu là của các làng nghề Cẩm Nhượng, Xuân Hội, Thạch Kim…Trong các sản phẩm chế biến gỗ thì số lượng sản phẩm chủ yếu là của làng nghề Thái Yên, làng nghề Trường Sơn…Như vậy, nhìn vào bảng số liệu chúng ta cũng thấy được rằng số lượng sản phẩm sản xuất ra từ các làng nghề trong những năm qua vẫn luôn được duy trì và tăng trưởng, mặc dù có một số loại sản phẩm mức độ tăng trưởng sản phẩm là chưa cao.

Bảng 2.2. Số lượng sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh Năm Nhóm làng nghề ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 CB thủy sản Lít (nước nắm) Tấn 8.300 3.600.000 8.700 3.940.000 8.900 4.260.000 9.300 4.500.000 9.600 4.900.000 CB gỗ m3 15.000 17.200 19.000 20.600 20.900

Mây tre đan Sản phẩm 770.000 990.500 1.350.000 1.580.000 1.650.000 Đúc rèn Sản phẩm 1.585.000 1.600.000 1.780.000 1.960.000 2.070.000 Thêu ren m3 28.200 29.700 30.000 31.000 32.760 Chiếu cói m2 379.000 430.000 497.000 540.000 560.000 CB lương thực, thực phẩm Tấn 580.000 600.000 620.000 670.000 690.000

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh(2012) 2.2.1.2. Chất lượng sản phẩm, thị trường đầu ra cho sản phẩm của làng nghề.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hôi, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, sản phẩm từ các làng nghề cũng có những biến đổi về chất và đa dạng hóa sản phẩm mới nhằm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng như sản phẩm cao cấp, trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ. Mỗi sản phẩm từ một làng nghề đều mang lại giá trị sử dụng khác nhau và do đó nhu cầu về các loại này cũng sẽ khác nhau.

Thị trường trong nước là thị trường chủ yếu của các sản phẩm từ các làng nghề ở Hà Tĩnh. Thị trường tiêu thụ trong nước rất đa dạng về phong phú về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua, một số mặt hàng sản phẩm từ các làng nghề của Hà Tĩnh đã bước đầu được thị trường trong nước, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận. Sản phẩm ở đây chủ yếu là từ đồ gỗ, hàng kim khí, thủy sản chế biến…Hơn nữa, thị trường ngoài nước cũng rất rộng lớn. Một nhà kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ

đã có nhận xét: “Hàng thủ công mỹ nghệ vừa là hàng hóa, vừa là phiên bản nghệ thuật, cho nên chúng không chỉ để sử dụng mà còn là gạch nối để giao lưu văn hóa và gắn kết với đà thăng tiến của du lịch”. Trong thời gian gần đây, một số mặt hàng như thảm các loại, ren thổ cẩm đang được Nhà nước quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường để phục hồi các nghề này. Bên cạnh đó, thị trường Lào, Thái Lan có nhu cầu nhập các sản phẩm chiếu cói, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm chế biến, đồ gỗ gia dụng, hàng kim khí…Chính vì thế đó cũng là điều kiện mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của làng nghề.

Trong điều kiện thu nhập ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ ngày càng coi trọng về sản phẩm tinh thần. Vì thế nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, nhà cửa sẽ có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, các sản phẩm từ các làng nghề ở Hà Tĩnh vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu to lớn này. Các sản phẩm nón lá, thảm len, chiếu cói …ngày một thu hẹp thị trường do nó còn quá nhiều sản phẩm thay thế, hơn nữa thu nhập từ hoạt động này quá thấp so với làm các ngành nghề khác.

Làng nghề dệt chiếu cói truyền thống là Nam Sơn (Can Lộc) và làng Hồng Lam (Nghi Xuân) là hai làng nghề nổi tiếng dệt chiếu cói trước đây, thế nhưng giờ đây đang bị mai một vì có nhiều loại sản phẩm thay thế chiếu cói như chiếu nhựa, chiếu trúc,...Nghề chiếu cói chưa được sự quan tâm của Nhà nước về quy hoạch vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đều do tư thương đảm nhận. Sản phẩm hàng năm giảm dần, từ 228.000 chiếc năm 2001 xuống 166.000 chiếc năm 2006 và còn 125.000 chiếc năm 2012 (Nguồn: sở công thương Hà Tĩnh 2012 ). Tỉnh Hà Tĩnh đang có chính sách khôi phục hai làng nghề truyền thống này thông qua hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, hình thành cụm sản xuất dưới dạng hợp tác xã…nhưng nhìn chung do thị trường bị thu hẹp, lại bị cạnh tranh lớn bởi các sản phẩm chiếu cói từ các làng nghề nổi tiếng ở các tỉnh bạn nên vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

Còn các làng nghề thêu ren, dệt thảm đã được phát triển trong những năm trước đây ở các địa phương như Sơn Thịnh, Xuân Hội…Khi Liên Xô tan rã, thị trường thảm len bị thu hẹp vì vậy nghề thêu ren dệt thảm bị mai một, số lao động có tay nghề đã chuyển sang làm mây tre đan và các nghề khác. Hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm thêu ren và thảm các loại đã phát triển cả trong và ngoài nước. Vì thế trong tương lai cần phục hồi các làng nghề này để một mặt có thể sử dụng lực lượng lao động có tay nghề lại vừa sử dụng cơ sở vật chất và máy móc thiết bị hiện còn có ở các địa phương.

Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2011

Nhóm làng nghề

Thị trường trong nước (%)

Thị trường nước ngoài (%)

Làng nghề chế biến thủy sản 91,6 8,4 Làng nghề chế biến gỗ 97,5 2,5 Làng nghề mây tre đan 80 20 Làng nghề đúc rèn 95 5 Làng nghề thêu ren 100 0 Làng nghề chiếu cói 100 0 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 95 5

Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh(2011)

Như vậy, sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh được tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước, chỉ có mây tre đan xuất khẩu (16,7%) và chế biến thủy sản (8,4%), chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên năm 2011 và quý I năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này đã giảm xuống do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm làng nghề này chiếm tỉ trọng khá cao nhưng do quy mô vẫn còn nhỏ bé, lại thực hiện xuất khẩu thông qua tổ chức trung gian khác nên giá trị lợi nhuận thu về không cao.

Đối với các làng nghề chế biến gỗ, làm đồ mộc, hiện nay vẫn đang là những làng nghề có điều kiện phát triển nhất ở Hà Tĩnh hiện nay, tiêu biểu như làng mộc Thái Yên, làng đóng thuyền Trường Sơn. Ở làng Thái Yên. Để nâng cao năng lực sản xuất với mục đích sản phẩm làm ra nhiều hơn, đẹp hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Hiện tại, cả làng có 1 công ty cổ phần, 5 doanh nghiệp tư nhân và 50 xưởng sản xuất đồ mộc. Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá trên 30 triệu đồng. Do hệ thống giao thông phát triển, phương tiện vận tải nhiều và thông tin liên lạc nhanh, nên việc mua bán, vận chuyển thuận tiện. Hiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An. Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói

đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Tuy vậy, sản phẩm đồ mộc của Thái Yên vẫn chưa thực sự cạnh tranh cao so với các làng nghề mộc nổi tiếng cả nước, một phần cũng là do chưa có chính sách quảng bá, mở rộng thị trường một cách đúng mức.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hôm nay, rất nhiều làng nghề đã lao đao, một số nghề truyền thống phải bỏ. Nhưng nghề rèn Trung Lương vẫn vững vàng đi lên, bởi mỗi người thợ ở đây họ luôn lấy chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng. Hiện nay toàn xã có gần 350 lò rèn, 3 lò đúc, với khoảng 250 hộ tham gia. Đó là chưa tính đến những người làm nghề phục vụ cho nghề rèn và tiêu thụ sản phẩm rèn. Làng nghề đúc rèn Trung Lương cũng đã được quy hoạch phát triển thành cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề với 2,3ha, trong đó mỗi cơ sở sản xuất được quy hoạch trên diện tích 600m2, đủ xây dựng đồng bộ các công trình: nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, nhà nghỉ công nhân, các công trình phụ trợ khác… Sản phẩm rèn của Trung lương được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến như: cân treo, búa, cuốc, đinh thuyền, cày, bừa, dao, liềm... phục vụ sản xuất cho nhiều người nông dân suốt từ Bắc chí Nam. Mấy năm nay một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa…đạt chất lượng tốt, được khách hàng tín nhiệm.

Như vậy, qua đó có thể thấy, thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm của các làng nghề cũng có những điểm khác biệt nhau. Qua đây, ta thấy được thị trường tiêu thụ của các sản phẩm đúc rèn, đồ gỗ và chế biến thủy sản là tương đối ổn định nhưng vẫn còn chưa vươn xa được các vùng lân cận, còn sản phẩm của các làng nghề khác thì thị trường ngày càng nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

2.2.1.3. Nguồn thu nhập từ làng nghề

Nguồn thu nhập từ làng nghề ở đây được phân tích theo các tiêu chí: đóng góp giá trị sản xuất của làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, thu nhập tình quân của người làm nghề tại các làng nghề.

Đóng góp của các làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Đóng góp của làng nghề vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh từ 2009 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

GO công nghiệp GO do làng nghề tạo ra Chỉ tiêu

Năm Giá trị Giá trị

% GO do làng nghề tạo ra so với GO công nghiệp

2009 3.287.136 270.715 9,12 2010 4.083.043 335.341 9,32 2011 4.999.553 456.588 10,11 2012 5.328.200 500.657 10,74

Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh(2012).

Qua bảng trên cho thấy giá trị sản xuất do các làng nghề tạo ra chiếm từ 8,12% đến 9,74% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh. Giá trị sản xuất do làng nghề tạo ra tăng dần theo thời gian, đến năm 2012 có hơi chững lại so với 2011 một phần cũng là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu mặc dù thị trường sản phẩm đầu ra của Hà Tĩnh chủ yếu là trong nước nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng.

+ Thu nhập của người lao động tại làng nghề

Thu nhập bình quân của lao động tại làng nghề cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của một ngành nghề. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo so với các tỉnh thành khác trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như so với các tỉnh thành trong cả nước.

Năm 2012, thu nhập bình quân ở Hà Tĩnh đạt mức hơn 8,5 triệu đồng/ người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2010 – 2012 là khoảng 17%/năm. Mức thu nhập của dân cư ở Hà Tĩnh nhìn chung là còn thấp so với cả nước, lại là tỉnh có tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp nên mức sống của dân cư nói chung là còn thấp. Qua so sánh mức thu nhập bình quân đầu người ở Hà Tĩnh so với thu nhập của người lao động trong làng nghề cho thấy làm việc ở làng nghề sẽ tạo thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp.

Ở làng nghề làm đồ gỗ, thu nhập bình quân của các lao động là khoảng 20 triệu đồng/lao động/năm chuyên và 9 triệu đồng/năm/lao động đối với lao động kiêm. Như vậy, qua làm việc ở làng nghề, nguồn thu nhập ổn định và có cơ hội phát triển.

Ở làng nghề mây tre đan, thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và khoảng 7 triệu đồng/ năm đối với lao động kiêm.

Còn các lao động làm việc ở các làng nghề chế biến thủy hải sản thì thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và 8 triệu đồng/năm đối với lao động kiêm.

Như vậy, nếu xem xét mức thu nhập tạo ra từ các làng nghề thì người dân làm nghề có thể sống bằng nghề thay cho nghề sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nếu nguồn thu nhập này ổn định và được đảm bảo lâu dài thì đây chính là yếu tố đảm bảo cho tính bền vững trong sự phát triển của làng nghề.

2.2.2. Khía cạnh xã hội

2.2.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, năm 2012, số hộ tham gia ở các làng nghề về đồ gỗ là 875 hộ chuyên và 1350 hộ kiêm. Số lao động chuyên là 2390 và số lao động kiêm là 2800 người. Còn đối với làng nghề mây tre đan, số lao động chuyên ít hơn số lao động kiêm (1439 lao động chuyên và 2530 lao động kiêm), các lao động chuyên chủ yếu là hoạt động ở các làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu.

Bảng 2.5: Số hộ và lao động tham gia vào các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012 Số hộ tham gia Số lao động tham gia TT Nhóm làng nghề

Chuyên Kiêm Chuyên Kiêm

1 Đồ gỗ 875 1.350 2.390 2.800 2 Mây tre đan 721 1.543 1.439 2.530 3 Chiếu cói 125 345 312 230 4 Đúc rèn 255 57 875 128 5 Chế biến hải sản 824 1.174 1.528 2.103 6 Chế biến lương thực, thực phẩm 548 3.550 1.170 4.600 7 Các làng nghề khác 4.876 3.949 5.210 9.314 Tổng 8.224 11.968 12.924 21.705

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh(Báo cáo 2012)

Như vậy, qua làm việc ở các làng nghề, đội ngũ lao động ở nông thôn đã nâng cao thu nhập một cách đáng kể, so với nghề làm nông thì nguồn thu nhập như vậy đã cao hơn rất nhiều. Thu nhập của nông dân làm nông nghiệp trung bình 1 năm chỉ đạt khoảng 7,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, hầu hết các làng nghề đều có mức thu nhập bình

quân đầu người cao hơn các làng quê nông nghiệp khác, tỷ lệ hộ nghèo cũng thấp hơn. Đời sống vật chất và tinh thần đã có bước cải thiện đáng kể, đã có 84% nhà ở của dân trong làng nghề được xây dựng kiên cố, 60% số hộ có xe máy, hầu hết các hộ có ti vi, dùng bếp ga, nhiều hộ đã mua được các phương tiện và đồ dùng sinh hoạt đắt tiền khác tủ lạnh, máy giặt, đầu máy karaoke…

Ở làng nghề Trung Lương, nghề rèn là nghề xóa đói giảm nghèo. Xã Trung Lương là địa phương ngói hóa nhà ở đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết các gia đình đểu có ti vi, gần 70% hộ gia đình có xe máy. Số hộ có mức sống khá và giàu chiếm hơn 85%, trong xã không còn hộ đói. Mỗi năm xã thu về hơn 20 tỷ đồng, chiếm gần 50% thu nhập của toàn xã.

Còn ở làng nghề mộc Thái Yên trung bình mỗi năm, người dân Thái Yên thu về 23 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)