Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, năm 2012, số hộ tham gia ở các làng nghề về đồ gỗ là 875 hộ chuyên và 1350 hộ kiêm. Số lao động chuyên là 2390 và số lao động kiêm là 2800 người. Còn đối với làng nghề mây tre đan, số lao động chuyên ít hơn số lao động kiêm (1439 lao động chuyên và 2530 lao động kiêm), các lao động chuyên chủ yếu là hoạt động ở các làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu.
Bảng 2.5: Số hộ và lao động tham gia vào các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012 Số hộ tham gia Số lao động tham gia TT Nhóm làng nghề
Chuyên Kiêm Chuyên Kiêm
1 Đồ gỗ 875 1.350 2.390 2.800 2 Mây tre đan 721 1.543 1.439 2.530 3 Chiếu cói 125 345 312 230 4 Đúc rèn 255 57 875 128 5 Chế biến hải sản 824 1.174 1.528 2.103 6 Chế biến lương thực, thực phẩm 548 3.550 1.170 4.600 7 Các làng nghề khác 4.876 3.949 5.210 9.314 Tổng 8.224 11.968 12.924 21.705
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh(Báo cáo 2012)
Như vậy, qua làm việc ở các làng nghề, đội ngũ lao động ở nông thôn đã nâng cao thu nhập một cách đáng kể, so với nghề làm nông thì nguồn thu nhập như vậy đã cao hơn rất nhiều. Thu nhập của nông dân làm nông nghiệp trung bình 1 năm chỉ đạt khoảng 7,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, hầu hết các làng nghề đều có mức thu nhập bình
quân đầu người cao hơn các làng quê nông nghiệp khác, tỷ lệ hộ nghèo cũng thấp hơn. Đời sống vật chất và tinh thần đã có bước cải thiện đáng kể, đã có 84% nhà ở của dân trong làng nghề được xây dựng kiên cố, 60% số hộ có xe máy, hầu hết các hộ có ti vi, dùng bếp ga, nhiều hộ đã mua được các phương tiện và đồ dùng sinh hoạt đắt tiền khác tủ lạnh, máy giặt, đầu máy karaoke…
Ở làng nghề Trung Lương, nghề rèn là nghề xóa đói giảm nghèo. Xã Trung Lương là địa phương ngói hóa nhà ở đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết các gia đình đểu có ti vi, gần 70% hộ gia đình có xe máy. Số hộ có mức sống khá và giàu chiếm hơn 85%, trong xã không còn hộ đói. Mỗi năm xã thu về hơn 20 tỷ đồng, chiếm gần 50% thu nhập của toàn xã.
Còn ở làng nghề mộc Thái Yên trung bình mỗi năm, người dân Thái Yên thu về 23 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giầu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên đã có 59 nhà, đứng thứ hai khu vực nông thôn (sau xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) ở Hà Tĩnh. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại.
Tuy nhiên, còn có một số làng nghề, nguồn thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống của lao động nên nhiều người đã bỏ nghề và chuyển sang tìm nghề mới để làm, hoặc là bỏ làng đi tìm công ăn việc làm ở vùng khác, nơi khác, đặc biệt là vào các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam, chỉ còn lại một số ít còn yêu nghề, yêu làng quê nên vẫn còn hoạt động sản xuất sản phẩm. Các làng nghề như dệt may, sản xuất nón lá, chế biến vôi hàu và chiếu cói…đều có thu nhập chỉ khoảng hơn 6 triệu đông/ năm đối với lao động chuyên, mà trong thời điểm lạm phát, giá cả leo thang như hiện nay thì nguồn thu nhập như vậy là không đảm bảo. Chính vì thế chỉ còn lại một số hoạt động thành tổ hợp, nhóm lao động để làm ăn có hiệu quả hơn. Sản phẩm của các làng nghề này chủ yếu cũng chỉ tiêu thụ trong nội bộ tỉnh Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ lao động cũng chưa đảm bảo, chủ yếu là truyền kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác, người mới vào nghề hầu hết thông qua kinh nghiệm học nghề, lao động được đào tạo chiếm tỉ trọng rất nhỏ, tỷ lệ lao động qua đào tạo trung bình cũng chỉ khoảng 8,05%. Trình độ lao động chủ yếu là đào tạo kèm cặp theo hình thức cha truyền con nối vì vậy mẫu mã sản phẩm chưa được phong phú và hấp dẫn, giá trị sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của người tiêu dung. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể, phân tán theo từng hộ gia đình là chính. Số doanh nghiệp tư nhân, được thành lập chưa đến 10 doanh nghiệp, số hợp tác xã cũng còn ít, hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Hơn nữa, nhiều đội ngũ lao động trẻ không muốn làm nghề trong làng nghề do thu nhập thấp, họ đi tìm việc làm ở các khu công nghiệp, di dân ra thành thị, một số nữa thì đi học các trường đại học, cao đẳng rồi làm việc ờ các cơ quan nhà nước, các công ty…không muốn về làng làm nghề cũ vì vừa vất vả vừa thu nhập vẫn chưa đảm bảo. Trong khội ngũ lao động chịu trách nhiệm chính trong công việc sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất sản phẩm lại ít về số lượng, lại có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý cũng còn nhiều hạn chế. Chỉ có một số ít đội ngũ trẻ sau khi học ở các trường chuyên nghiệp, họ mạnh dạn vay vốn mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư nhiều hơn vào các máy móc thiết bị, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đưa làng nghề ngày càng phát triển hơn.
Nhìn chung chất lượng đội ngũ lao động trong các làng nghề còn chưa cao, chủ yếu là truyền nghề, đội ngũ qua học tập đào tạo còn rất ít, bộ phận quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thì trình độ, năng lực còn hạn chế, chủ yếu cũng chỉ là tốt nghiệp phổ thông, có số cũng chỉ mới tốt nghiệp cấp II. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường đào tạo nghề cho đội ngũ lao động ở các làng nghề trong thời gian tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích lao động làng nghề ở nông thôn đi học nghề, học tập kinh nghiệm, có thế mới giúp cho làng nghề phát triển một cách bền vững được.