Hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 72)

Trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của các làng nghề phù hợp với quan điểm của Đảng ta về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn ở địa phương phải gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước và gắn với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Thông qua thực trạng về các làng nghề của tỉnh, của địa phương, các ngành chức năng, các địa phương tính toán năng lực sản xuất, năng lực của mỗi làng nghề. Trên cơ sở đó xác định chính xác số lượng, chất lượng, quy mô của từng làng nghề làm căn cứ cho kế hoạch 5 năm, 10 năm. Làm tốt công tác qui hoạch vùng, xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thực hiện quy hoạch khu sản xuất tách riêng khu dân cư và áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và cải thiện môi trường lao động. Đồng thời, xây dựng quy chế làm việc, quy chế vệ sinh môi trường chung trong làng nghề; lập quỹ bảo vệ môi trường; phổ biến và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ và các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm để cải thiện môi trường lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn

luyện về an toàn-vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng lao động trong các làng nghề truyền thống. Tăng cường các chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề, kết hợp các chính sách bảo vệ môi trường với các chính sách phát triển nông thôn nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp tập trung, các nghiên cứu sức khỏe môi trường cũng như nghiên cứu ứng dụng các giải pháp xử lý chất thải tại các làng nghề.

Các dự án khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới của các địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn hơn nữa về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ... Đối với làng đã có nghề, xây dựng kế hoạch, dự án để thúc đẩy phát triển, nhân rộng ra nhiều hộ trong làng. Đối với làng chưa có nghề, lập dự án phát triển, tìm hiểu thị trường, liên doanh liên kết với các cơ sở nghề, đào tạo tay nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tiếp thị, lựa chọn hộ có đủ điều kiện để phát triển nghề, dần thành lập các cơ sở sản xuất mới ở địa phương; phát triển các hình thức hợp tác, loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mỗi vùng, địa phương nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ ở làng nghề phát triển ổn định, bền vững.

Cần tập trung chỉ đạo phát triển những làng nghề mà tỉnh có thế mạnh và đang được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận như: mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông hải sản, đồ mộc cao cấp.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)