Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 58)

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các làng nghề. Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khá phong phú để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề phát triển bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nhân tạo. Ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu được nhập từ ngoài tỉnh, ngoài nước về theo nhu cầu của từng ngành nghề sẽ đáp ứng để phát triển các làng nghề như sản phẩm chế biến thủy hải sản, gỗ, song mây, sắt thép…

Nghề mây tre đan ở Hà Tĩnh gồm các làng nghề như Hợp Phát, Hương Đại (Vũ Quang); Hương Bình (Hương Khê); Khánh Lộc (Can Lộc); Nam Giang, Nam Bắc Hà, Thạch Thanh (Thạch Hà); Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên), Vĩnh Lợi (Kỳ Ninh, Kỳ Anh)…Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan được phân bổ ở đều khắp cả tỉnh, luôn có sẵn ở địa phương và giá rẻ, đó là tre, nứa, song mây… Tuy vậy hạn chế của nó là trữ lượng thấp, chất lượng của một số loại chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến đồ gỗ chủ yếu là gỗ. Hà Tĩnh trước đây là một trong những địa phương sản xuất nhiều gỗ tự nhiên lớn nhất nước ta. Nhưng thời gian gần đây thực hiện chủ trương đóng cửa rừng nên lượng gỗ tự nhiên khai thác hàng năm không đáng kể. Nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các làng nghề làng năm khoảng 19000 – 20 000m2 gỗ tròn dùng để chế biến hàng mộc, gỗ xẻ các loại và gỗ ghép tranh. Từ trước đến nay vẫn chủ yếu là thu mua các loại gỗ ở rừng tự nhiên,

Lao động làm nông nghiệp

524016 511484 434037 434344 433986 430920 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

tuy nhiên gần đây đã có nhiều nơi sử dụng nguyên liệu từ gỗ vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng từ trang trại, cây phân tán, rừng trồng, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng để sản xuất hàng mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh khá phong phú, nhất là ở Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn chính là nơi cung cấp nguồn gỗ, ngoài ra còn có thể mua ở tỉnh bạn…Diện tích rừng trồng sản xuất những năm gần đây tăng nhanh, năm 2001 toàn tỉnh có 1475 ha thì đến năm 2006 đã có 24319 ha. Nguyên nhân là do công tác trồng và bảo vệ rừng những năm qua được các cấp, các ngành quan tâm, đầu ra cho sản phẩm ổn định, ứng dụng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên cũng thấy rằng nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, Nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng, hạn chế khai thác rừng tự nhiên cho nên nguồn nguyên liệu cung cấp tại chỗ ngày càng không đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế các cơ sở sản xuất đồ gỗ phải tự tìm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác nhập về, một số doanh nghiệp và hộ gia đình đã đưa nguyên liệu gỗ rừng trồng, gỗ vườn vào để chế biến. Tuy vậy, một phần gỗ rừng tự nhiên trong nước được đưa vào chế biến là gỗ trôi nổi không có nguồn gốc hợp pháp, vì vậy gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành cao, các doanh nghiệp tư nhân khó ký kết và thực hiện các hợp đồng có khối lượng lớn.

Làng nghề rèn đúc ở Hà Tĩnh nổi tiếng nhất là làng Trung Lương (Hồng Lĩnh). Nguyên liệu chủ yếu là sắt phế liệu được thu mua ở trong và ngoài tỉnh, do tư nhân đảm nhận thu mua và cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Một số doanh nghiệp đã thực hiện hợp đồng với khu gang thép Thái Nguyên để cung cấp nguyên liệu.

Hà Tĩnh có lợi thế là về biển, chính vì thế các làng nghề chế biến hải sản có truyền thống lâu đời. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu). Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú. Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh sống. Trữ lượng cá vào khoảng 85,8 ngàn tấn, (chiếm 3% trữ lượng cá vịnh Bắc bộ), trong đó cá nổi 41 ngàn tấn, cá đáy 44,8 ngàn tấn. Khả năng cho phép khai thác hàng năm vào khoảng 34,3 nghìn tấn, gấp gần 1,8 lần sản lượng khai thác hiện nay. Trữ lượng tôm vùng lộng: 500-600 tấn; Trữ lượng mực vùng lộng: 3.000 -

3.500 tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản 31.361 tấn. Giá trị sản xuất thuỷ sản liên tục tăng với tốc độ cao 6,49%/ năm. Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các làng nghề chế biến hải sản. Tuy là một ngư trường có nhiều hải sản quý với trữ lượng khá lớn, nhưng theo đánh giá gần đây, do cường độ khai thác lớn, không đi đôi với bảo vệ và tái tạo nên nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm mạnh (hatinhonline.vn/).

Như vậy, mỗi làng nghề có một đặc trưng riêng về nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm của mình.

+ Nguồn nguyên liệu cho sản xuất mây tre đan và rèn đúc tương đối ổn định, đảm bảo được tính bền vững cho sản xuất trong hiện tại, điều quan trọng đối với các làng nghề sản xuất mây tre đan là cần tập trung đầu tư tăng chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào này.

+ Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề mộc, chế biến gỗ, do thời gian gần đây nguồn tài nguyên gỗ dần khan hiếm, chính vì thế cần phải tích cực khai thác nguồn gỗ từ rừng trồng, ngoài ra còn cần phải tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh bạn cũng như ở vùng khác hoặc nhập khẩu từ nước bạn Lào….Tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất nào cũng có khả năng bỏ ra nguồn vốn lớn để dự trữ cho sản xuất khi nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm như vậy nên dẫn đến việc cơ sở nào lớn sẽ có điều kiện mua về tích trữ, còn các hộ sản xuất nhỏ thì vẫn sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 58)