Nguồn vốn huy động đầu tư cho sản xuất của làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 60)

Vốn là nhân tố quyết định đến hiệu quả trong hoạt động sản xuất của các làng nghề, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các làng nghề với các hộ sản xuất nhỏ đều kinh doanh bằng vốn tự có, chỉ một số ít doanh nghiệp trong làng nghề thực hiện vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn đầu tư của các làng nghề tương đối khác nhau. Đối với làng nghề sản xuất mây tre đan, vốn bình quân trên một lao động là 6,67 triệu đồng, trong khi vốn bình quân trên một lao động ở làng mộc Thái Yên là 25,97 triệu đồng và làng đúc rèn Trung Lương cũng là khoảng 18,77 triệu đồng. Như vậy, qua đó ta cũng thấy được mức độ vốn đầu tư trên lao động của làng mộc, làng đúc rèn là tương đối lớn, đó cũng là do chi phí về máy móc thiết bị và vốn lưu động lớn. Nhờ vậy mà nếu phát triển mạnh thì lợi nhuận thu về của những ngành nghề này là tương đối khá.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở công nghiệp Hà Tĩnh, quy mô vốn đầu tư của một số làng nghề ở Hà Tĩnh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Quy mô vốn đầu tư tại một số làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012

Làng nghề

Quy mô lao động (kể cả LĐ kiêm)

(người)

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Vốn đầu tư/ lao động (triệu đồng/ người) Làng mộc Thái Yên 720 18.100 27,97 Chế biến nước mắm Thạch Kim 500 2.800 20 Đúc rèn Trung Lương 650 10.900 19,50 Mây tre đan Kỳ Ninh 170 1.300 7,25

Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh 2012

Riêng các làng nghề thuộc diện được tỉnh hỗ trợ để xây dựng thành cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung như làng đúc rèn Trung Lương và làng mộc Thái Yên thì trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ kinh phí ngân sách nhà nước cũng rất đáng kể, chủ yếu là vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng đối với làng nghề Trung Lương, năm 2009 tỉnh cấp gần 3 tỉ đồng, năm 2010 là 1,8 tỉ đồng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm các công trình về hệ thống đường giao thông, thoát nước, cấp điện, xử lý nước thải, bãi chứa thải rắn…) cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề Trung Lương. Nhờ vậy nên các cơ sở sản xuất kinh doanh ở đây cũng có điều kiện để phát triển hơn.

Còn đối với làng chế biến nước mắm và hải sản ở Thạch Kim thì quy mô vốn đầu tư là khoảng 15 triệu/người cho 1 lao động, cũng là tương đối lớn, chủ yếu là nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn lưu động để tiến hành sản xuất.

Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư trong mỗi một làng nghề lại còn tương đối nhỏ, chỉ một số cơ sở sản xuất lớn với loại hình sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp thì mới có quy mô trên 1 tỉ đồng, chủ yếu là của làng mộc và làng đúc rèn, chiếm tỉ lệ thấp trong tổng thể các cơ sở. Quy mô vốn đầu tư nhỏ trong khi nhu cầu thì tương đối lớn đẫn đến năng suất đầu tư trên một lao động còn thấp, khoản đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị còn thấp mà chủ yếu vẫn chỉ là đầu tư cho vốn lưu động. Nhu cầu vốn đầu tư ở các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn còn rất lớn, mặc dù trong thời gian qua nhà nước có chính sách kích cầu, hỗ trợ vốn tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có các cơ sở làng nghề nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhiều, nhu cầu vốn đầu tư vẫn còn tương đối lớn. Các chủ kinh doanh vẫn còn thiếu tài sản thế chấp,

không có khả năng lập phương án kinh doanh để có thể làm thủ tục vay vốn… còn đối với các khoản vay từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo lại mức độ quá nhỏ bé, không thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh. Trong khi đó, hình thức kinh doanh trong các làng nghề nước mắm, chế biến thủy sản và làng nghề mây tre đan lại chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, nhỏ bé, chính vì thế nguồn vốn đầu tư phục vụ cho sản xuất vẫn còn hạn chế.

Sản phẩm sản xuất ra của các làng nghề chủ yếu là tiêu thụ nội địa, chỉ có một số làng nghề mây tre đan sản xuất sản phẩm xuất khẩu nên khả năng cạnh tranh còn thấp, đòi hỏi cần nhiều nguồn vốn đầu tư. Chính vì thế cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của nhà nước, của tỉnh mới có thể có điều kiện phát triển hơn nữa. Để đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề thì nguồn vốn là rất quan trọng. Trong các làng nghề hiện nay thì các làng nghề chế biến đồ gỗ, làng mộc, làng đúc rèn là dễ có khả năng tiếp cận nguồn vốn hơn, thuận lợi hơn trong phát triển do nằm trong diện quy hoạch phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề của tỉnh. Còn đối với các làng nghề khác thì phải tự tìm con đường phát triển cho mình, chính vì vậy vẫn còn chưa đảm bảo được tính bền vững.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 60)