Các làng nghề tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 81)

- Để có thể mở rộng được thị trường đầu ra cho sản phẩm, trước hết các làng nghề phải chú trọng đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào. Các làng nghề cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất cụ thể, nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào, để có thể tìm kiếm những nguồn nguyên liệu vừa đáp ứng đủ số lượng lại vừa đảm bảo chất lượng để có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất; thực hiện ký kết hợp đồng thu mua ở những địa phương có nguồn nguyên liệu phong phú, thống nhất về số lượng, thời gian, giá cả.

+ Để có thể mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm, các làng nghề cần có những cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm. Tích cực tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, mẫu mã của người tiêu dùng các tỉnh bạn, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm để đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng… . Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường chứ không phải là theo ý muốn chủ quan của bản thân các làng nghề.

Bên cạnh đó, cần có chương trình xây dựng thương hiệu riêng cho làng nghề. Mỗi làng nghề truyền thống đều có những bí quyết riêng để sản xuất sản phẩm, đó là lợi thế để có thể nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Như sản xuất cu đơ chẳng hạn, cũng từ lạc, mật, gừng và bánh đa nhưng chỉ có cu đơ Cầu Phủ là ngon nhất, không nơi nào bằng và được khắp nơi biết đến. Tuy nhiên, những sản phẩm truyền thống ở Hà Tĩnh vẫn chưa chú trọng vào thương hiệu, chưa đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hay chỉ dẫn địa lý…để đảm bảo sở hữu trí tuệ. Thương hiệu chính là điều kiện cần thiết để các làng nghề có thể vươn xa, tránh bị sao chép và cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng thương hiệu cho làng nghề phải có sự hỗ trợ của các cấp các ngành, các cơ quan quản lý…

+ Các làng nghề cần nhận thức rõ được rằng, cần phải sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải sản xuất những sản phẩm mình có. Nhu cầu thị trường sẽ quyết định việc các làng nghề cần sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Điều này đòi hỏi mỗi một làng nghề cần cập nhật những thông tin thị trường, tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các làng nghề khác cùng ngành nghề. Có thể thu thập thông tin thông qua các cơ quan quản lý, tổ chức có liên quan…

+ Các làng nghề cũng phải tự lực tăng cường các hoạt động quảng cáo. Đây là công việc có thể giới thiệu trực tiếp sản phẩm của làng nghề tới các đối tượng khách hàng, để khách hàng có thể biết đến sản phẩm nhiều hơn, hiểu rõ về sản phẩm hơn. Tuy nhiên, các chủ cơ sở vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác này, một mặt cũng là do chi phí cho hoạt động này cũng khá lớn. Chính vì vậy, để có thể giúp quảng bá sản phẩm của mình, nếu có đơn đặt hàng hay khách hàng ở xa địa phương thì các cơ sở cần chú trọng thực hiện, trao sản phẩm tận tay người tiêu dùng đồng thời giới thiệu rõ về sản phẩm của mình cho họ biết cho dù lợi nhuận thu được sẽ bị giảm sút do chi phí vận chuyển. Cứ như thế, sản phẩm của làng nghề sẽ dần được khách hàng khắp nơi biết đến.

+ Các làng nghề cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm khi được tỉnh Hà Tĩnh hay các địa phương tổ chức. Xây dựng các điểm trưng bày, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề ở các trung tâm, đô thị lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc để mọi người cùng biết đến. Tích cực phối hợp với các cơ sở du lịch để có thể thực hiện các tour du lịch đan xen với du lịch làng nghề, tổ chức các lễ hội ở làng nghề hàng năm…

+ Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề trên Internet, báo chí. Thực hiện quảng cáo trên các trang web để mọi người có thể biết đến một cách nhanh nhất.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 81)