Tích cực phối hợp với nhà nước, địa phương trong công tác giảm thiể uô

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 84)

nhiễm môi trường lao động và môi trường làng nghề

Bản thân các làng nghề cũng cần phải có biện pháp để xử lý ô nhiễm môi trường. Trước hết hộ sản xuất, doanh nghiệp ở làng nghề có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và sớm loại bỏ công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đối với các làng nghề chế biến gỗ, đồ mộc, lo ngại nhất là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, chính vì thế các làng nghề cần phải nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương, tham gia vào thực hiện quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, tách xưởng sản xuất, chế biến ra xa nhà ở, tạo thành một khu sản xuất tập trung. Để thực hiện biện pháp này cần phải có thêm thời gian để giải phóng mặt bằng, có sự quy hoạch đất đai của chính quyền địa phương…Đồng thời, mỗi một người lao động trong làng nghề cũng cần phải trang bị các dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, để giảm bớt ảnh hưởng của ô nhiễm bụi, tiếng ồn...Còn các phế liệu thừa từ gỗ, có thể đem bán rẻ, hay đem cho dân cư vùng khác làm chất đốt, vừa tạo môi trường sạch sẽ hơn lại mang lại lợi ích cho dân cư sống ở vùng lân cận.

Đối với các làng nghề rèn đúc, kim khí, làng nghề chế biến hải sản, làng nghề vật liệu xây dựng… thì cần phải có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, biện pháp xử lý chất thải…bằng việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải đồng bộ trong làng nghề, đồng thời cần có hệ thống thu gom chất thải rắn của làng nghề. Ngoài ra, cần nâng cấp nhà xưởng, dụng cụ lao động để đảm bảo về ánh sáng và độ thoáng khí.

Như vậy, để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, phải chịu bỏ vốn tự đầu

tư. Tuy nhiên, việc thực hiện được điều này là rất khó khăn nên cần phải có sự tác động mạnh mẽ từ cơ quan quản lý, có sự quy hoạch, hỗ trợ một cách cụ thể và có các chế tài quy định đối với việc trang bị thiết bị xử lý chất thải đối với hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung cuối trong Luận văn nói về giải phát phất triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh cần phải nêu ra làm rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh trong thời gian tới đưa ra quan điểm và phương hướng phát triển các làng nghề trong thời gian tới ở Hà Tĩnh làm rõ quan điểm về phát triển làng nghề. Giải phát phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh, giải phát về phía nhà nước,chính quyền địa phương tiếp đó hoàn thiện qui hoạch phát triển làng nghề, nhành nghề nông thôn, tăng cường sự hổ trợ của nhà nước. Bên cạnh các làng nghề cần có giải pháp. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề, tích cực tìm kiếm mở rộng đầu ra cho sản phẩm, huy động vốn đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, đa dạng hóa loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh và lựa chọn loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Tích cực phối hợp với nhà nước, địa phương trong công tác giảm thiểu ô nhiểm môi trường lao động và môi trường làng nghề.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả có sử dụng bài luận và ngôn ngữ của Luận văn Trần Thị Khánh đã nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh” số liệu và nghiên cứu tác giả thu thập được không khác xa nhiều đó là điều tác giả băn khoăn qua Luận văn này.

KẾT LUẬN

Các làng nghề ở Hà Tĩnh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Số làng nghề ngày càng được mở rộng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các làng nghề truyền thống được khôi phục, duy trì và phát triển sản xuất. Một số ngành nghề mới được du nhập và bước đầu có hiệu quả. Tuy vậy, để có thể đánh giá thực trạng phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh cần phải làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ với các ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và với các ngành khác trong nền kinh tế nói chung. Để có thể phát triển bền vững làng nghề cần phải có những quy hoạch cụ thể, kế hoạch phát triển cùng với những chính sách phù hợp, tập trung đầu tư, có như vậy phát triển bền vững làng nghề mới được đảm bảo. Vì vậy đề tài “Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh” với những nội dung đã được nghiên cứu và giới thiệu trên đây đã giải quyết được một số vấn đề đặt ra:

Luận văn đã tập trung vào phân tích và làm rõ được một số nội dung chủ yếu như sau: 1. Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về làng nghề cùng với các tiêu chí về phát triển bền vững làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của làng nghề. Đồng thời qua đó, tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển làng nghề và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh.

2. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh thông qua các tiêu chí đánh giá bền vững của làng nghề. Từ đó đưa ra các đánh giá về thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quá trình phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh. Do số lượng làng nghề tương đối nhiều và phân tán nên tác giả có chú trọng đi sâu vào phân tích một số làng nghề điển hình.

3. Luận văn cũng đã đưa ra các quan điểm phát triển, giải pháp để có thể đảm bảo phát triển bền vững làng nghề ở Hà Tĩnh.

Tôi hy vọng thông qua các vấn đề đã được nghiên cứu, luận văn đã góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận về phát triển bền vững làng nghề. Trong quá trình nghiên cứu thực tế, do hạn chế về nguồn thông tin, thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tốc độ

nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam tr.3, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ công nghiệp, Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền

thống Việt Nam. tr.3, 24, 45, Hà Nội, tháng 8/1996.

3. Cục thống kê Hà Tĩnh (2011), Niên giám thống kê Hà Tĩnh, tr.9 - 10, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Trần Thị Khánh (2009) “Phát triển bền vững các làng nghề ở hà Tĩnh”.

5. Trần Văn Chử (2005) Kinh tế học phát triển, NXB lý luận chính trị Hà Nội. 6. Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2011), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ 16; Đảng bộ

tỉnh Hà Tĩnh. tr.69

7. Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2000), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ 15; Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

8. Sở công thương Hà Tĩnh (2012), Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, tr.33 - 35, Hà Tĩnh.

9. Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh (2012), Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến, kinh doanh nông lâm sản tỉnh Hà

Tĩnh, tr.69, Hà Tĩnh.

10. Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh (2006), Quy hoạch phát triển ngành nghề

nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2012, tr.5 - 6, Hà Tĩnh.

11. Sở Tài nguyên môi trường Hà Tĩnh (2012, 2011, 2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh.

12. Ủy ban nhân dân Hà Tĩnh (2009), Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp, nông

thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2009 - 2020, tr.69 Hà Tĩnh.

13. Viện Kinh tế Việt Nam, Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, tr.9

14. Các website tham khảo: http://langnghe.org.vn/ha-tinh.htm (Làng Nghề Hà Tĩnh). 15. hatinhonline.vn/

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề truyền thống ở hà tĩnh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)