Mức độ theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 49)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1.Mức độ theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông

thông đại chúng của cƣ dân nội thành Hà Nội

2.2.1. Mức độ theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng chúng

Một trong những chức năng cơ bản của truyền thông đại chúng là chức năng thông tin. Trong xã hội đô thị, truyền thông đại chúng là một thiết chế có vai trò mạnh mẽ nhất trong việc sản xuất và phát tán tin tức. Vì thế, mức độ theo dõi tin tức trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng là một thông số cơ bản trong việc đánh giá sự tƣơng tác giữa các nhóm công chúng với các loại hình truyền thông đại chúng.

Mặc dù công chúng tìm đến các phƣơng tiện truyền thông đại chúng không chỉ để theo dõi tin tức mà còn để giải trí, học tập, giao lƣu v.v., nhƣng mức độ theo dõi tin tức thƣờng phản ánh rõ nét nhất thói quen theo dõi truyền thông đại chúng của công chúng. Mức độ theo dõi tin tức của một nhóm công chúng càng cao thì tƣơng tác giữa nhóm công chúng đó với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng càng rõ nét. Thông thƣờng, chỉ số này ở mỗi nhóm công chúng tƣơng đối ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, khi có những sự kiện lớn liên quan tới quyền lợi của các nhóm (nhƣ bầu cử, thiên tai, khủng bố v.v.), hay khi có sự xuất hiện của một phƣơng tiện truyền thông mới thì mức độ theo dõi tin tức có thể thay đổi. Ngoài ra, mức độ theo dõi tin tức của công chúng đối với mỗi kênh truyền thông còn là chỉ số gián tiếp phản ánh nhiều thông số khác nhƣ độ tin cậy, độ thuận tiện, độ hấp dẫn của mỗi kênh truyền thông.

Mức độ theo dõi tin tức của công chúng đô thị thƣờng cao hơn công chúng nông thôn. Lý do là công chúng đô thị nhìn chung tham gia vào giao tiếp đại chúng (mang tính gián tiếp) mạnh mẽ hơn hẳn công chúng nông thôn, trong khi công chúng nông thôn vẫn rất chú trọng đến giao tiếp liên cá nhân.

Để tìm hiểu về mức độ theo dõi tin tức của công chúng Hà Nội, chúng tôi đƣa ra câu hỏi “Nói chung, ông bà có thường xuyên theo dõi tin tức trên các phương tiện báo chí hay không?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ trong Bảng 2.3.

B 3Bảng 2.3. Mức độ theo dõi tin tức của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên

Mức độ theo dõi tin tức

Số lƣợng (ngƣời)

Tỉ lệ (%)

Thƣờng xuyên hàng ngày 380 84.4

Mỗi tuần vài lần 47 10.4

Ít theo dõi 17 3.8

Hầu nhƣ không theo dõi 5 1.1

Không trả lời 1 0.2

Tổng 450 100.0

Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Nhƣ vậy, tỉ lệ cƣ dân nội thành Hà Nội theo dõi tin tức thƣờng xuyên hàng ngày rất cao, lên tới 84%. Trong mẫu điều tra, có 22% số ngƣời đƣợc hỏi dù không đọc cả báo in lẫn báo điện tử hàng ngày, nhƣng vẫn theo dõi tin tức. Đa số những ngƣời này cho biết hàng ngày họ chủ yếu theo dõi tin tức trên kênh truyền hình.

Theo số liệu của tác giả Trần Hữu Quang, năm 1997, tại TP. HCM, có 77% số ngƣời đƣợc hỏi theo dõi hàng ngày ít nhất một trong ba phƣơng tiện truyền thông là truyền hình, phát thanh hoặc báo in (tỉ lệ này bao gồm cả cƣ dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh). Trong đó, tỉ lệ ngƣời xem truyền hình hàng ngày chiếm tỉ lệ cao nhất, lên tới 70%, tức là chỉ có 7% theo dõi tin tức hàng ngày mà không xem truyền hình. [34]

Kết quả điều tra tại địa bàn Hà Nội một lần nữa cho thấy việc theo dõi các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là theo dõi tin tức là một hành vi rất điển hình cho cƣ dân đô thị. Bản chất của hành vi này là việc tham gia vào một quá trình giao tiếp đại chúng mang tính gián tiếp thông qua các phƣơng tiện truyền thông. Ở các đô thị, vì có sự tăng cƣờng của các quan hệ xã hội mang tính chức năng thay vì các mối quan hệ huyết thống hay tình cảm nên đây là nơi các cá nhân rời rạc kết nối một cách gián tiếp với nhau nhờ có các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Mức độ theo dõi tin tức của công chúng với hai kênh cụ thể là báo in và báo điện tử sẽ tiếp tục đƣợc làm rõ ở các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 49)