Việc bàn luận về tin tức trên các phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 55)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Việc bàn luận về tin tức trên các phương tiện truyền thông

“cứng” (hard news) trong khi tuổi trẻ ƣa chuộng nhóm thông tin “mềm” (soft news).

Riêng nội dung về các vụ án, nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn thấp có xu hƣớng ƣu tiên nội dung này hơn (48% nhóm trung học phổ thông rất thƣờng đọc các vụ án, so với 33% ở nhóm đại học cao đẳng và 8% ở nhóm trên đại học).

Các kết quả trên đây vừa phải ánh xu hƣớng chung trong việc lựa chọn nội dung của công chúng (thể hiện qua những nhóm thông điệp có tỉ lệ đọc cao chung cho toàn mẫu), đồng thời cũng thể hiện sự khác biệt về nhu cầu, thị hiếu của mỗi nhóm (thể hiện qua việc một số nhóm thông điệp cụ thể đƣợc ƣu tiên hơn hoặc kém mỗi nhóm công cụ thể).

2.2.3. Việc bàn luận về tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng chúng

Việc bàn luận, trao đổi về tin tức trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng phản ánh cơ chế lây lan thông tin thông qua giao tiếp liên cá nhân. Công chúng sau khi tham gia vào giao tiếp đại chúng để thu nhận thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông lại tham gia vào các giao tiếp liên cá nhân để phát tán, trao đổi, và thu nhận thông tin từ những cá nhân khác. Cơ chế này có vai trò khá quan trọng vì thông tin trao đổi qua giao tiếp liên cá nhân mặc dù có thể dễ bị nhiễu (tính chính xác thấp hơn) nhƣng lại đƣợc công chúng tin cậy và gây đƣợc hiệu quả truyền thông trực tiếp hơn.

Với câu hỏi “Ông bà có thường bàn luận với người khác về những tin tức đáng chú ý trên báo chí hay không?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ trong Bảng 2.4.

Nam giới có xu hƣớng ƣa thích bàn luận về tin tức hơn nữ giới (47% thƣờng xuyên bàn luận so với 38% ở nữ giới). Tỉ lệ nữ giới hầu nhƣ không bàn luận về tin tức chiếm 19%, trong khi ở nam giới chỉ là 9%. Nam giới chọn bạn bè để bàn luận tin tức (43% so với 29% ở nữ giới) trong khi nữ giới thƣờng tìm tới ngƣời thân trong gia đình để bàn luận (36% so với 16% ở nam giới).

B 4Bảng 2.4. Việc bàn luận về tin tức của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên

Việc bàn luận tin tức với ngƣời khác Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Thƣờng xuyên 191 42.4 Thỉnh thoảng 195 43.3 Hầu nhƣ không 64 14.2 Tổng 450 100.0

Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Điều này một lần nữa cho thấy đặc điểm giới có tƣơng tác với hoạt động theo dõi và phát tán tin tức. Mặc dù nữ giới vẫn thƣờng đƣợc cho là thích tán gẫu và trò chuyện nhƣng riêng về mảng tin tức, họ lại ít bàn luận hơn nam giới. Việc tìm đến những đối tƣợng khác nhau để bàn luận tin tức cũng phản ánh sự khác biệt về vai trò và nhu cầu giao tiếp giữa hai giới.

Về tuổi tác, nhóm trẻ tuổi từ 15-24 chủ yếu bàn luận về tin tức với bạn bè (lên tới 73%) trong khi nhóm tuổi 25-44 tuổi có xu hƣớng lựa chọn cân đối giữa gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Những ngƣời lớn tuổi là những ngƣời thích bàn luận tin tức với hàng xóm nhất (32% ở nhóm tuổi trên 65 so với 3% ở nhóm tuổi 15-24).

Nhƣ vậy, việc lựa chọn đối tƣợng cùng bàn luận tin tức phản ánh rất rõ đặc điểm giao tiếp liên cá nhân của từng nhóm tuổi. Việc nhóm trẻ tuổi chủ yếu tìm đến bạn bè để bàn luận tin tức cho thấy bạn bè chính là đối tƣợng dễ tác động lớn tới tâm lý, thái độ, nhận thức của thanh niên. Vì thế, để hiểu đƣợc tâm sinh lý độ tuổi này, mỗi gia đình cần quan tâm tới việc giao tiếp bạn bè của con cái.

Việc phân nhóm theo trình độ học vấn cho thấy quan hệ tỉ lệ thuận khá chặt chẽ giữa trình độ học vấn với việc bàn luận về tin tức. Tỉ lệ thƣờng xuyên bàn luận về tin tức tăng dần theo cấp học, ở trình độ tiểu học - trung học cơ sở là 31%, trung học phổ thông là 41%, đại học là 46% và trên đại học là 54%. Điều này chứng tỏ ngƣời có trình độ học vấn càng cao càng có nhu cầu đƣợc bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân với ngƣời khác về các thông điệp thu nhận từ báo chí.

Những ngƣời làm việc ở cơ quan nhà nƣớc thƣờng hay bàn luận tin tức nhất (54%), tiếp đến là những ngƣời làm việc tại các doanh nghiệp (47%). Hai nhóm này cũng thƣờng chọn đồng nghiệp làm đối tƣợng cùng bàn luận tin tức.

Theo lý thuyết truyền thông 2 giai đoạn (two step flow theory) thì tin tức từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trƣớc tiên đến với những ngƣời thuộc nhóm lãnh đạo dƣ luận (opinion leaders – những ngƣời có kiến thức về một mảng nội dung nhất định và thƣờng xuyên theo dõi chúng trên các phƣơng tiện truyền thông) rồi mới tiếp tục đƣợc truyền tới nhóm công chúng chịu sự ảnh hƣởng của ngƣời lãnh đạo dƣ luận. Mô hình này tuy đơn giản nhƣng đã chỉ ra vai trò của ảnh hƣởng cá nhân (personal influence) trong việc phát tán tin tức, trái ngƣợc với mô hình “mũi kim tiêm” cho rằng

tin tức từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng tác động trực tiếp và giống nhau ở mọi cá nhân.

Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy có một số nhóm công chúng có xu hƣớng thích theo dõi và bàn luận về tin tức truyền thông hơn các nhóm khác. Nhƣ vậy, những ngƣời có khả năng “lãnh đạo dƣ luận” thƣờng nằm trong nhóm này. Mức độ bàn luận, đối tƣợng hƣớng tới của mỗi nhóm cũng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và trình độ học vấn của mỗi nhóm.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 55)