Mối liên hệ giữa hành vi đọc báo điện tử với hành vi đọc báo in

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 97)

5. Kết cấu luận văn

2.4.1.Mối liên hệ giữa hành vi đọc báo điện tử với hành vi đọc báo in

Sự ra đời của một phƣơng tiện truyền thông mới thƣờng dẫn đến mối lo ngại sâu sắc cho sự tồn tại của các phƣơng tiện truyền thống kèm theo sự lạc quan thái quá đối với triển vọng của loại hình mới, nhất là với những

ngƣời có khuynh hƣớng đề cao vai trò của công nghệ. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng mỗi phƣơng tiện truyền thông đều có những lý do đặc thù để tồn tại và sự ra đời của một phƣơng tiện mới chƣa bao giờ là nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của một phƣơng tiện cũ.

Kết quả điều tra của chúng tôi cũng phản ánh điều này. Mặc dù tỉ lệ đọc báo điện tử của cƣ dân Hà Nội đã khá cao (28% đọc báo điện tử hàng ngày) nhƣng tỉ lệ đọc báo in cũng không giảm sút (52% vẫn đọc báo in hàng ngày, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tƣơng ứng của thành phố HCM theo điều tra của tác giả Trần Hữu Quang năm 1997).

Con số thống kê theo nhóm về tần suất đọc báo điện tử và đọc báo in cho thấy hành vi đọc báo điện tử không ảnh hƣởng nhiều đến hành vi đọc báo in. Những ngƣời chọn đọc báo điện tử không có những thay đổi đột biến trong thói quen đọc báo in. Họ vẫn có mức độ đọc báo in xấp xỉ với tỉ lệ trung bình của mẫu đƣợc quan sát.

B 29Bảng 2.30. Các nhóm độc giả báo in và báo điện tử của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi.

Số lƣợng (ngƣời)

Tỉ lệ (%)

Chỉ đọc báo in mà không đọc báo điện tử 185 41.1

Chỉ đọc báo điện tử mà không đọc báo in 26 5.8

Đọc cả báo in lẫn báo điện tử 213 47.3

Không đọc cả hai loại 26 5.8

Tổng 450 100.0

Tỉ lệ ngƣời chỉ đọc báo điện tử mà không đọc báo in rất thấp, chỉ chiếm 6% toàn mẫu. Trong khi đó, tỉ lệ đọc cả hai loại báo khá cao, chiếm tới 47% toàn mẫu. (Xem Bảng 2.30.). Nhóm chỉ đọc báo in mà không đọc báo điện tử thì chủ yếu rơi vào những ngƣời chƣa từng sử dụng mạng internet (84%).

Xét riêng trong nhóm có sử dụng mạng internet, có tới 78% theo dõi thêm báo điện tử những vẫn tiếp tục đọc báo in. Tỉ lệ chỉ đọc báo điện tử mà không đọc báo in chiếm 9% số ngƣời sử dụng mạng, chủ yếu là những ngƣời dƣới 35 tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ những ngƣời có vào mạng mà vẫn

không đọc báo điện tử lại cao hơn, chiếm 11%. Mối tƣơng quan này cho thấy có sự phân hoá về nhóm bạn đọc từng loại báo, và rõ ràng báo điện tử đã chiếm đƣợc một lƣợng độc giả riêng nhất định. Tuy nhiên, tỉ lệ này không cao đến mức đƣợc coi là một mối đe doạ cho báo in. Dù thế, những ngƣời làm báo in cũng cần coi đây là một thông số đáng quan tâm vì trong tƣơng lai, tỉ lệ sử dụng internet sẽ còn tăng mạnh dẫn đến khả năng những ngƣời chỉ chọn đọc báo điện tử cũng có thể tăng cao hơn nữa.

Câu hỏi “Nhìn chung ông bà thu nhận tin tức bằng báo in hay báo điện tử nhiều hơn?”, chúng tôi cũng thu đƣợc kết quả khá khớp với nhận định trên. Trong số những ngƣời đọc cả hai loại báo cùng một lúc, tỉ lệ thu nhận thông tin trên báo điện tử nhiều hơn chiếm 39%. Tỉ lệ này là một con số đáng kể, nhƣng vẫn thấp hơn tỉ lệ 45% những ngƣời thu nhận thông tin từ báo in nhiều hơn. Nhóm đánh giá lƣợng thông tin thu nhận từ hai phƣơng tiện là xấp xỉ nhau chiếm 16%. (Xem Bảng 2.31.)

Kết quả phân nhóm về nguồn thu nhận tin tức theo thời điểm bắt đầu sử dụng mạng internet cho thấy xu hƣớng ƣa chuộng báo điện tử ở những ngƣời sử dụng mạng lâu năm. Những ngƣời sử dụng mạng internet càng

lâu càng có xu hƣớng thu nhận tin tức từ báo điện tử nhiều hơn (mặc dù vẫn tiếp tục đọc báo in). Ở nhóm mới vào mạng chƣa đƣợc 6 tháng, tỉ lệ thu nhận thông tin từ báo điện tử nhiều hơn chỉ là 24% so với 30% ở nhóm bắt đầu vào mạng đƣợc 6 tháng – 1 năm và 47% ở nhóm bắt đầu vào mạng đƣợc 1-2 năm. Tuy nhiên, gần nhƣ không có khoảng cách giữa nhóm đã vào mạng đƣợc 1-2 năm với nhóm đã vào mạng đƣợc trên 2 năm (47% so với 49%). Theo nhận định của chúng tôi, đến một thời điểm ngƣời đọc đã thực sự quen dùng mạng internet thì mức độ thu nhận tin tức từ loại hình báo điện tử sẽ đạt đỉnh và dừng lại. Có nghĩa là, nó trở thành một thói quen ít thay đổi tồn tại song song với thói quen đọc báo in. Còn ở nhóm những ngƣời mới sử dụng internet thì thói quen này đang trong giai đoạn hình thành nên mới phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu sử dụng mạng.

Bảng 2.31. Kết quả trả lời câu hỏi “Nhìn chung ông bà thu nhận tin tức bằng báo in hay báo điện tử nhiều hơn?” của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi (tính trên những người có đọc cả báo in lẫn báo điện tử).

Mức độ thu nhận tin tức trên báo in và báo điện tử Tỉ lệ

Thu nhận tin tức từ báo in nhiều hơn

% 95

44.8 Thu nhận tin tức từ báo điện tử nhiều hơn

%

82 38.7 Thu nhận tin tức từ hai phƣơng tiện xấp xỉ nhau

% 35 16.5 Tổng 212 100.0

Tóm lại, các kết quả điều tra cho thấy tƣơng lai rất khả quan của báo điện tử, nhƣng không cho thấy sự tụt dốc của báo in. Vì thế, xu hƣớng cùng tồn tại và cùng phát triển chắc chắn là xu hƣớng chính. Xu hƣớng cạnh tranh dẫn tới sự suy giảm của phƣơng tiện cũ dù khiến nhiều ngƣời lo lắng nhƣng rõ ràng không phải xu hƣớng chủ đạo. Vấn đề của mỗi loại hình là liên tục cải tiến về cả nội dung và hình thức để phát huy tối đa ƣu thế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 97)