Thị và truyền thông đại chúng trong đời sống đô thị

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.5.1.1.thị và truyền thông đại chúng trong đời sống đô thị

Việc xem xét, tìm hiểu những đặc trƣng kinh tế – xã hội – văn hoá của địa bàn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu xã hội học, vừa để tìm ra một phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp nhất với đặc thù của mỗi địa bàn, vừa là căn cứ để tiến hành phân tích, đánh giá kết quả thu đƣợc sau khi tiến hành khảo sát.

Địa bàn nghiên cứu của luận văn này là khu vực nội thành Hà Nội (bao gồm 9 quận nội thành). Đặc trƣng chủ yếu của khu vực này là đặc trƣng đô thị. Vì thế, điều cần tìm hiểu trƣớc tiên là đời sống đô thị cũng nhƣ việc truyền thông của cƣ dân đô thị.

Dƣới góc nhìn xã hội học, đô thị đƣợc coi là nơi có dân số tƣơng đối đông, mật độ dân số cao, không thuần nhất (quan điểm của Louis Wirth). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó cần phải có đại bộ phận dân cƣ làm các công việc phi nông nghiệp và có một số chuyên gia. Max Weber cho rằng đô thị phải đảm nhiệm những chức năng thị trƣờng và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành. Đô thị cũng thể hiện những hình thức

tƣơng tác xã hội đặc thù, trong đó, một cá nhân đƣợc biết đến trong vai trò mà họ đảm nhận. [20, 26]

Các nghiên cứu đều khẳng định đô thị đòi hỏi một sự gắn kết rộng hơn là sự gắn kết gia đình trực hệ hoặc bộ lạc, chẳng hạn nhƣ những gắn kết có đƣợc nhờ luật pháp, tôn giáo, hội đoàn v.v.. Truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng cũng đƣợc coi là một trong những nhân tố giúp gắn kết xã hội đô thị.

Những nghiên cứu quan trọng đầu tiên về vai trò của truyền thông trong đô thị đƣợc tiến hành tại trƣờng Đại học Chicago, Mỹ vào những năm 1920-1940 với sự hƣng thịnh của Trường phái xã hội học Chicago. Hai nhân vật nổi bật có những đóng góp lớn cho nghiên cứu đô thị và truyền thông trong đô thị là Robert E. Park và Louis Wirth.

Vào những năm 20 của thế kỷ trƣớc, Robert E. Park và các đồng sự của ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực địa tại thành phố Chicago, một đô thị đang phát triển rất nhanh chóng, một “phòng thí nghiệm” lý tƣởng. Những nghiên cứu của Park luôn nhấn mạnh vai trò của truyền thông với tƣ cách là chất kết dính các cá nhân trong xã hội hiện đại: “Xã hội không chỉ tiếp tục tồn tại thông qua sự trao đổi, thông qua truyền thông mà phải nói một cách chính xác hơn là nó tồn tại trong sự trao đổi và trong truyền thông.” [65, 254]Với trƣờng phái Chicago, truyền thông không chỉ việc bó hẹp trong việc phổ biến, trao đổi thông tin mà chính truyền thông là nhân tố tạo lập và duy trì xã hội. Robert E. Park đã chỉ ra rằng truyền thông là phƣơng tiện để đảm bảo một xã hội Mỹ dân chủ, đồng thời, chính là phƣơng tiện để giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện ngày càng nhiều tại các đô thị Mỹ.

Đến năm 1938, nhà xã hội học Louis Wirth cho đăng trên tạp chí The American Journal of Sociology (tạp chí do trƣờng đại học Chicago xuất bản) bài viết kinh điển “Đặc trưng đô thị nhưng là một lối sống” (Urbanism as a way of life), trong đó, tổng hợp đƣợc những đặc điểm cơ bản của thị cùng với những đặc trƣng về lối sống tƣơng ứng.

Louis Wirth đã đƣa ra định nghĩa về thành thị (city) nhƣ sau: “Thành thị là nơi có dân số tƣơng đối đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất”. Từ đó, ông chỉ ra các yếu tố đặc trƣng của đô thị nhƣ:

- Sự phân công lao động và chuyên môn hoá theo chức năng nghề nghiệp.

- Sự tăng cƣờng các mối quan hệ xã hội mang tính chức năng (tức là, các quan hệ dựa trên vai trò, nghề nghiệp của các cá nhân chứ không phải quan hệ huyết thống hay tình cảm). Wirth viết: “Đô thị tụ họp con ngƣời từ mọi nẻo đƣờng của trái đất đến với nhau bởi họ khác nhau, và vì thế, có ích

cho nhau chứ không phải bởi họ thuần nhất và suy nghĩ theo cùng một lối”. - Sự tăng cƣờng mức độ tham gia của các cá nhân vào những hiệp hội tự nguyện. Trong đó, mỗi cƣ dân đô thị có thể tham gia vào nhiều hội nhóm khác nhau, mỗi hội nhóm gắn bó với một đặc điểm, nhu cầu riêng rẽ hợp thành nhân cách của cá nhân đó.

- Sự gia tăng tầm quan trọng của giao tiếp đại chúng. Wirth viết: “Thành thị bị quy định bởi những mối quan hệ gián tiếp thay vì trực tiếp”. Ngay cả những giao tiếp trực tiếp ở thành thị cũng mang tính “phi cá nhân, bề nổi, ngắn ngủi và phân hoá”. Vì lẽ đó, cƣ dân đô thị có nhu cầu rất lớn phải “giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông nhằm kết nối những mối quan tâm cá nhân thông qua một quá trình uỷ thác”. Có nghĩa là, truyền thông đại chúng trở thành phƣơng tiện để những cá nhân rời rạc

của đô thị đƣợc kết nối, đƣợc bộc lộ những mối quan tâm của họ cũng nhƣ tìm kiếm những ngƣời có chung sở thích. Vì lẽ đó, “các thiết chế văn hoá (cultural institution) nhƣ trƣờng học, phim ảnh, phát thanh, báo in v.v., vì quyền lợi khách hàng, cần phải hoạt động với cơ chế công bằng”. Nhƣ vậy, Wirth cho rằng khi một cá nhân tham gia và các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế của đô thị, anh ta phải phụ thuộc vào nhu cầu của nhóm, của các phong trào đại chúng gắn với các hoạt động đó. Những quá trình này “không thể đƣợc hiểu rõ nếu không tính tới sức thu hút đại chúng lớn lao của các kỹ thuật tuyên truyền hiện đại”. Và nhƣ vậy, khác hẳn với cƣ dân nông thôn, công chúng đô thị phải chịu sự nhào nặn của các biểu tƣợng, khuôn mẫu đƣợc tạo lập bởi những ngƣời nắm quyền lực thông qua sự kiểm soát các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. [83]

Lối sống đô thị mang những đặc trƣng hoàn toàn khác biệt với lối sống nông thôn, trong đó, phải kể đến sự khác biệt về phƣơng thức giao tiếp. Nếu nhƣ công chúng nông thôn chủ yếu chỉ sử dụng giao tiếp liên cá nhân (trong gia đình, họ tộc, làng xóm) thì giao tiếp đại chúng thông qua các phƣơng tiện truyền thông lại có vai trò hết sức quan trọng với ngƣời đô thị. Cƣ dân đô thị tƣơng tác với nhau chủ yếu dựa trên các quan hệ chức năng. Những mối quan hệ liên cá nhân mang màu sắc tình cảm nhƣ ở nông thôn chỉ còn thu hẹp trong phạm vi gia đình (mà chủ yếu là gia đình hạt nhân 2 thế hệ chứ không mở rộng thành họ tộc nhƣ ở nông thôn). Thời gian dành cho giao tiếp liên cá nhân trong phạm vi gia đình cũng ngày càng ít, thƣờng chỉ tập trung trong một bữa ăn tối, và ngay cả trong bữa ăn này, chiếc ti vi vẫn tiếp tục mở chƣơng trình thời sự. Đồng thời, giao tiếp với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trở thành một trong nhiều hành vi đặc trƣng của cƣ dân đô thị. Vì những lẽ trên, khi tìm hiểu lối sống của cƣ

dân đô thị, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu sự tƣơng tác giữa công chúng đô thị với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 37)