Nghiên cứu về truyền thông đại chúng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 29)

5. Kết cấu luận văn

1.1.3. Nghiên cứu về truyền thông đại chúng ở Việt Nam

Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nƣớc ta trƣớc hết diễn ra ở những trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu báo chí – truyền thông và một số cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn.

Nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung đã đƣợc công bố trong thời gian qua. Bộ sách thƣờng niên Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn do Khoa Báo chí, trƣờng ĐHKHXH & NV biên soạn (hiện đã ra tới tập 6) tập hợp nhiều bài viết về lý luận báo chí học, nghiên cứu truyền thông đại chúng cũng nhƣ các kỹ năng làm truyền thông. Các tập sách này chú trọng cả cách tiếp cận báo chí học và lẫn hƣớng nghiên cứu truyền thông đại chúng, trong đó, cách tiếp cận đầu tiên vẫn đƣợc ƣu tiên hơn.

Cuốn Ngôn ngữ báo chí – tác giả Vũ Quang Hào đã lần đầu tiên tiếp cận một cách có hệ thống ngôn ngữ Việt với tƣ cách là ngôn ngữ của truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Đây là cuốn sách rất bổ ích, cung cấp cho ngƣời đọc những vấn đề chung của ngôn ngữ truyền thông cũng nhƣ những điểm đặc thù của ngôn ngữ truyền thông Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu về lịch sử báo chí - truyền thông trong nƣớc đã đƣợc tiến hành, tiêu biểu nhƣ những công trình của các tác giả Đỗ Quang Hƣng (chủ biên cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945), Huỳnh Văn Tòng (Lịch sử báo chí Việt Nam – từ khởi thuỷ đến 1945), Hồng Chƣơng (120 năm báo chí Việt Nam), Nguyễn Thành (Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945) v.v..

Hàng chục đầu sách giáo trình nhƣ Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách (Hà Minh Đức), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

(Đinh Hƣờng, Dƣơng Xuân Sơn, Trần Quang), Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn), nhóm sách về thể loại báo chí (Thể loại báo chí thông tấn của

Đinh Hƣờng, Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật của Dƣơng Xuân Sơn,

Thể loại báo chí chính luận của Trần Quang), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái) v.v. đã góp phần cung cấp những tri thức mang tính hệ thống cho sinh viên và đội ngũ nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam.

Riêng về góc tiếp cận xã hội học truyền thông đại chúng, bài viết

Một số vấn đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng của tác giả Vũ Trà My, đăng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6 đã đƣa ra một nhận định xác đáng về tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam: “Ở Việt Nam, nghiên cứu truyền thông đại chúng đã và đang phát triển. Tuy nhiên, tầm quan trọng của lĩnh vực này còn chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thấu đáo và hệ thống. Cho đến nay, những đóng góp đáng ghi nhận nhất trong hoạt động này ở Việt Nam lại chủ yếu là thành quả của các nhà xã hội học, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện xã hội học”. [24]

Lý giải nhận định này, chúng tôi cho rằng các nhà xã hội học đƣợc trang bị đầy đủ về phƣơng pháp nghiên cứu, giúp họ có phƣơng tiện để phát triển những hƣớng nghiên cứu nhƣ nghiên cứu công chúng, dƣ luận xã hội, hiệu quả truyền thông v.v..

Những nghiên cứu đáng chú ý với góc độ tiếp cận xã hội học đƣợc đăng rải rác trên tạp chí Xã hội học, chủ yếu của tác giả Mai Quỳnh Nam nhƣ bài Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc, tạp chí Xã hội học số 4, 2002; bài Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn tập 6; bài Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in, tạp chí Xã hội học số 2, 2002; bài Dư luận xã hội về số con, tạp chí Xã hội học số 3, 1994; bài Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý

luận và phương pháp nghiên cứu, tạp chí Xã hội học số 1, 1995; bài Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng, tạp chí Tâm lý học số 2, 2002. Những nghiên cứu này không chỉ phác ra xu hƣớng phát triển của nghiên cứu truyền thông đại chúng mà còn đƣa ra nhiều kết quả thực chứng thuyết phục và có giá trị thực tiễn cao, điển hình nhƣ nghiên cứu về công chúng thiếu nhi dân tộc với việc đọc tờ báo Thiếu nhi dân tộc.

Tác giả Trần Hữu Quang, cũng là một nhà xã hội học, đã hoàn thành luận án tiến sĩ về mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và công chúng (khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh). Luận văn tiến sĩ này có quy mô rộng, khảo sát cùng lúc ba loại hình ti vi, báo in, radio để chỉ ra các mô thức đọc báo của công chúng TP. Luận văn của tác giả Trần Hữu Quang đã thành công ở hai phƣơng diện. Một là phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng có hệ thống, đem lại những kết quả có tính tin cậy. Hai là tác giả có tinh thần khoa học nghiêm túc thể hiện trong việc báo cáo chi tiết về quá trình điều tra, giúp những ngƣời theo sau đƣợc kế thừa về phƣơng pháp.

Trần Hữu Quang cũng là tác giả cuốn giáo trình Xã hội học báo chí, một trong nhƣng cuốn giáo trình đầu tiên ở nƣớc ta tiếp cận hƣớng nghiên cứu xã hội học trong báo chí truyền thông một cách hệ thống.

Riêng về internet, hiện đã có một số công trình tập trung tìm hiểu về sự vận hành và các đặc điểm của loại hình truyền thông này nhƣ tính tƣơng tác, tính đa nguồn đa tiếp nhận; các loại hình mới xuất hiện (ví dụ nhƣ blog); các kỹ năng báo chí liên quan tới mạng internet.

Về công chúng Internet, Viện Văn hoá - Thông tin đã cho công bố công trình của tác giả Bùi Hoài Sơn về “Ảnh hưởng của internet đối với thanh niên Hà Nội” sử dụng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi. Nghiên cứu này đã chỉ ra mô hình sử dụng internet của thanh niên Hà Nội, những ảnh

hƣớng tích cực và tiêu cực trong việc sử dụng internet đối với nhóm công chúng này. Tác giả cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế tác hại và tăng cƣờng lợi ích của mạng internet trong việc giáo dục thanh niên. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt đối với luận văn này, vì lẽ nó tiếp cận cùng một địa bàn nghiên cứu (Hà Nội), cùng liên quan tới một loại hình truyền thông là mạng internet. Tuy nhiên, tác giả không trình bày kỹ lƣỡng về quá trình chọn mẫu cho nghiên cứu, nên ngƣời đọc khó đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của số liệu. [40] Cũng hƣớng tới đối tƣợng là công chúng của mạng internet còn có luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Diễm về “Tác động của việc sử dụng internet đến mạng lưới quan hệ xã hội của học sinh, sinh viên”, nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh An Giang vào năm 2007.

Trên cơ sở khảo sát những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề này, tác giả luận văn mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khảo sát việc đọc báo điện tử và báo in của công chúng Hà Nội ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu của xã hội học (điều tra bảng hỏi) và phỏng vấn sâu với mục đích trả lời một số câu hỏi khá cơ bản về công chúng thủ đô trong mối quan hệ với một loại hình báo chí truyền thống nhất (báo in) và hiện đại nhất (báo điện tử).

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 29)